Cách thu hái dược liệu và chế biến dược liệu

Để phục vụ cho các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược thực hành về dược liệu. Nhà trường có đưa ra cho các bạn những tài liệu cách thu hái và chế biến dược liệu.

Thu hái Dược liệu

Việc thu hái dược liệu nói chung cần thực hiện theo nguyên tắc “3 đúng”, đó là:

– Đúng dược liệu (đúng tên; đúng loài): Vì trong thực tế, tên gọi của các cây thuốc Ở các vùng miền có thể rất khác nhau. Nhiều dược liệu khác nhau nhưng tên gọi có thể giống nhau hay cùng một dược liệu lại có rất nhiều tên gọi khác nhau.

Thí dụ: Cây rau Sam còn có tên là Mã xỉ hiện; Cây Thài lài còn có tên là cây Rau trai hay Trai thường hoặc như cây Hà thủ Ô lại có Hà thủ Ô đỏ và Hà thủ Ô trắng…

– Đúng bộ phận dùng: Vì trong một cây thuốc không phải bộ phận nào của cây cũng được dùng làm thuốc. Thậm chí, có hộ phận trong cùng một cây lại là chất độc.

– Đúng thời điểm: Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển và sự trưởng thành của cây thuốc. Vì thế, phải thu hái đúng thời điểm mà bộ phận dùng làm thuốc chứa nhiều hoạt chất có lợi nhất. Thời điểm Ở đây không chỉ theo mùa vụ mà bao hàm cả tuổi cây (nhất là những cây mọc hoang hay sống lâu năm).

Chế biến dược liệu

Chế biến dược liệu

Thí dụ: Canhkina, Long não, Quế, Tam chát, Nhân sâm… Sau đây là một số nguyên tắc chung nhất trong thu hái dược liệu.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các dược liệu. Vì vậy, khi vận dụng trong thực tế cần phải hết sức linh hoạt và phải căn cứ vào từng dược liệu cụ thể đã được nghiên cứu thử nghiệm.

  1. Thu hái dược liệu là Rễ (Radix), Thân. rễ (Rhizotna), Rễ củ (Tuber)

Nếu thu hái từ cây sống hàng năm thì thu hái lúc lá cây ngả màu vàng. quả đã chín già; nếu thu hái từ cây sống nhiều năm thì thu hái vào cuối thu sang đông là tốt nhất.

  1. Thu hái dược liệu là thân gỗ (Lignum)

Thu hái  thân cây lấy gỗ làm vị thuốc thì nên tiến. hành vào mùa đông, khi lá cây đã rụng. Lúc đó cây chứa nhiều. hoạt chát, gỗ rắn chắc nên phơi sấy sẽ nhanh khô và bảo quản được lâu. .

  1. Thu hái dược liệu là toàn cây (Herba)

Nếu sử dụng toàn cây thì nên thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, bằng cách cắt từ phía dưới lá tươi cuối cùng của các bộ phận của cây trên mặt đất như : thân, nhánh mang lá hoa (bỏ phần thân, nhánh không còn lá và gốc rễ).

  1. Thu hái dược liệu là vỏ (Cortex)

Thu hái bộ phận dùng là vỏ cây thì nên tiến hành vào mùa xuân, lúc đó vỏ chứa nhiều nhựa để nuôi cây nên có nhiều hoạt chất và dễ bóc. Đối với vỏ cành phải bóc vỏ ở các cành còn bánh tẻ

  1. Thu hái dược liệu là Lá cây (Folium)

Thu hái bộ phận dùng là lá thì nên tiến hành vào lúc cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa. Khi đó, lá phát triển nhất và thường chứa nhiều hoạt chát. Thu hái lấy lá bánh tẻ, để lại các lá non. Lá thu hái được phải đựng vào sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá giập nát. hấp hơi nước và thâm đen giảm chất lượng.

  1. Thu hái dược liệu là Búp cây (Apex)

Thu hái bộ phận dùng là búp cây thì nên tiến hành vào mùa xuân khi búp đã nẩy chồi. Thu hái búp có kèm theo 1 – 2 lá non chưa xòe ra.

  1. Thu h ái dựơc liệu là Hoa (Flos)

Với bộ phận dùng là hoa thì nên thu hái khi hoa săp nở hoặc chớm nở, nếu để khi hoa đã nở mới thu thì cánh hoa rất dễ rụng.. Phải hái hoa bằng tay, động tác hái nhẹ nhàng.’ xếp. hoa vào rổ cứng, không xếp quá nhiều, không lèn chặt và tránh phơi nắng hoa sẽ làm hoa thâm đen giảm chất lượng.

  1. Thu hái dược liệu là Quả (Fructus)

Thu hái quả mọng nên tiến hành vào lúc quả bẳt  đầu chín ‘hoặc  sắp chín; có loại nên thu hái lúc còn  ương (như sa nhân). Hái quả lúc trời mát, để nguyên cuống, xếp nhẹ nhàng, tránh chèn ép vào nhau làm cho quả sẽ chóng hỏng. Đối với các quả bị bẩn phải rửa sạch bằng nước và nên thấm khô, xếp riêng để sử dụng ngay vì đã làm mất màng bảo vệ vỏ nên dễ thối. Dụng cụ đựng quả cần cứng để ồn định về hình dạng, thông thoáng, có lót đệm bằng vật liệu mềm xốp, bảo quản quả chỗ mát.

  1. Thu hái dược liệu là Hạt (Se men)

Nếu bộ phận dùng là hạt thì nên thu hái khi quả đã chín già, riêng quả khô tự mở nên hái trước lúc khô héo, nếu để lâu quả sẽ nứt làm rơi hạt hoặc gặp mưa hạt sẽ nảy mầm.

10 Thu hái dược liêu có chứa chất độc

Khi thu hái các dược liệu chứa chất độc, phải trang bị đầy đủ dụng . cụ bảo hộ lao động khi làm việc nhất thiết phải đeo kính, găng tay.. để đảm bảo an toàn cho người thu hái.

Phơi sấy dược liệu

Phơi sấy dược liệu

Chế biến dược liệu

Chế biến sơ bộ dược liệu thường được tiến hành ngay sau khi thu hái và thường có các khâu chính sau đây:

  1. Chọn dược liệu

Các dược liệu thu hái về đều phải lựa chọn để lấy đúng bộ phận dùng làm thuốc đảm bảo quy cách; loại bỏ các tạp chất, các bộ phận khác của cây lẫn vào trong khi thu hái hoặc các phần nằm trong bộ phận dùng cần phải loại bỏ.

Thí dụ: Cúc hoa cần bỏ lá và cuống hoa.

  1. Làm sạch dược liệu

Làm sạch dược liệu là động .tác loại bỏ các tạp chất còn. lẫn hay bám dính vào dược liệu mà khi lựa chọn không loại bỏ hết được như: đất cát bụi bặm… .

Để làm sạch dược liệu, người ta có thể áp dụng một trong cáccách sau:

Rửa bằng nước Khi rửa, cần thao tác nhanh, không nên ngâm dược liệu lâu trong nước.

Sàng, sẩy: Là nhằm loại bỏ hết tạp chất lẫn vào dược liệu cũng như các dược liệu không đảm bảo chất lượng. Phương pháp này hay được áp dụng cho các dược liệu là hạt.

Chải: Mục đích là làm sạch lớp lông bên ngoài  (tỳ bà diệp) hoặc bên trong vị thuốc (kim anh) hoặc làm sạch các tạp chất mà không rửa sạch được (mốc).

Cạo gọt: Mục đích là loại bỏ vỏ ngoài của .dược liệu (Sắn dây, củ mài).

  1. Giã dược liệu

Phương pháp này nhằm mục đích là loại  các bộ phận bên ngoài dược liệu như: lông, gai… bằng cách cho dược liệu vào tròng cối rồi giã như giã gạo. Sau đó, cho vào sàng hay rổ thưa xóc cho rụng hết lông, gài như sơ chế vị Tật lê.

  1. Cắt thái dược liệu

Nhiều dược liệu sau khi thu hái cần phải cắt thành khúc, đoạn ngắn (Lạc liên, Kim ngân), thái thành phiến (Thổ phục linh, Kê huyết đằng), hoặc thái thành miếng (Hà thủ Ô đỏ)… cho tiện chế biến hoặc tiện sử dụng.

  1. Ngâm dược liệu

Ngâm dược liệu trong các chất lỏng thích hợp là mục đích làm cho dược liệu mềm ra để dễ bào thái hay làm giảm độc lính cột số dược liệu độc (Mã tiền, Hoàng nàn ngâm trong nước vo gạo). Thời gian ngâm dài hay ngắn hoặc ngâm trong chất lỏng nào là tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của từng dược liệu.

  1. Ủ dược liệu .

Ủ dược liệu là : cách làm ẩm dược liệu rồi đem ủ kín. trong thời gian nhất định. Mục đích của việc ủ dược liệu rất khác. nhau, có thể là làm cho mềm dược liệu để dễ bào thái thành phiến mỏng, có thể là làm cho men trong dược liệu hoạt động nhằm thay đổi thành phần hay tác dụng của dược liệu (Sinh địa).

  1. Chưng, đồ dược liệ u

Một số dược liệu lúc thu hái về phải chế biến sơ bộ bằng cách chưng đồ hoặc nhúng nước sôi. Mục đích của việc chưng đồ dược liệu là nhằm diệt men trước khi phơi khô để dược liệu không bị men phá hoại trong quá trình bảo quản.

Các bạn quan tâm đến ngành dược có thể đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Y Dược 2018 theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh