Hướng dẫn an toàn tiêm chủng và kỹ thuật tiêm cho điều dưỡng viên

Quy định về an toàn tiêm chủng

Các bạn sinh viên khoa điều dưỡng trường Cao đẳng Y Dược cần nắm vững quy định an toàn về tiêm chủng đã được bộ Y tế nêu như dưới đây:

Căn cứ quy chế bệnh viện – Bộ Y tế số 1895/1997/BYT – QĐ, ngày 19/9/1997
Căn cứ vào Quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện – Bộ y tế số 1040/2003/QĐ – BYT, ngày 1/4/2003 của Bộ trưởng Bộ y tế.

Mục đích của quy định tiêm chủng là:

Bộ Y Tế đưa ra quy định về tiêm chủng và thực hiện tiêm an toàn nhằm mục đích đảm bảo cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng không bị mắc các bệnh lây nhiễm và tránh được các biến chứng do các dịch vụ tiêm truyền gây nên.

Nguyên tắc an toàn đầu tiên điều dưỡng viên cần biết:

Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn riêng cho mỗi lần tiêm truyền.
Tuân thủ tuyệt đối các quy trình kỹ thuật tiêm và chuẩn mực về vô khuẩn.
Đảm bảo an toàn không có tai biến, nhầm lẫn khi tiêm thuốc cho người bệnh.
Không nên lạm dụng dùng thuốc bằng phương pháp tiêm truyền.
Phân loại và cô lập ra các vật sắc nhọn sau khi tiêm theo quy chế xử lý chất thải.

Các chỉ số tiêm an toàn:

Rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm truyền, kể cả khi thay dây dịch truyền hoặc mỗi khi bơm thuốc cho mỗi người bệnh.
Tiêm thuốc đúng theo y lệnh
Thực hiện:
Bước 1 Kiểm tra (họ tên người bệnh – tên thuốc – liều dùng), 
Bước 2 Đối chiếu (số giường, số phòng bệnh – đường dùng – nhãn thuốc – chất lượng – thời gian)

Bước 3 Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh – tên thuốc – liều dùng – đường tiêm – thời gian

Khi tiêm truyền

Sử dụng bơm kim tiêm mới, vô khuẩn cho mỗi lần tiêm
Sát khuẩn nắp lọ thuốc trước khi lấy thuốc
Không dùng kim rút thuốc lọ để tiêm.
Kim tiêm không bị chạm vào tay và dụng cụ bẩn trước khi tiêm, không mở nắp bảo vệ kim cho đến khi bắt đầu tiêm cho người bệnh
Xác định đúng vị trí tiêm, góc kim và độ sâu của kim, tuân thủ vô khuẩn tuyệt đối khi thực hiện kỹ thuật.
Sát khuẩn da vùng tiêm bằng cồn iode 0.1% hay betadine 10% theo hình xoáy chôn ốc, từ trong ra ngoài.
Không được đâm kim qua vùng sát khuẩn còn ướt cồn cũng như không được dùng gòn tẩm ướt quá nhiều cồn che lên vị trí tiêm truyền hay ấn trước khi rút kim ra.
Đảm bảo đúng kỹ thuật tiêm truyền (2 nhanh – 1 chậm: đâm kim nhanh, rút kim nhanh, bơm thuốc chậm)
Quan sát người bệnh trong khi tiêm
Băng gạc vô khuẩn nơi tiêm truyền tĩnh mạch, thay băng mỗi 24h hay thay ngay khi ẩm ướt, dơ, có dấu hiệu nhiễm trùng.
Dây dịch truyền, chai dịch truyền thay mỗi 24h.
Không đặt kim Catheter quá 72h. Sát khuẩn Catheter (xung quanh nơi bơm thuốc) trước khi bơm qua dây dịch truyền.
Thay ngay lập tức hệ thống dây truyền sau khi truyền máu hay lipid nếu tiếp tục truyền các dịch khác.
Mang theo hộp thuốc chống shock khi đi tiêm truyền. (thuộc phác đồ chống shock và biết cách sử trí) 

Biện pháp đề phòng chung cho người chăm sóc:

1. Rửa tay thường quy sau khi tiêm truyền
2. Mang gant khi tiếp xúc với máu.
3. Không vội vàng thao tác liên quan đến vật sắc nhọn: kim tiêm, ống thuốc thủy tinh…
4. Không đậy nắp kim sau khi sử dụng xong
5. Không được uốn cong, bẻ gãy kim trước khi vứt bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
6. Không được dùng kềm hay tay không để bẻ ống thuốc
7. Đảm bảo thu gom, xử lý an toàn bơm kim tiêm, vật sắc nhọn vào thùng chứa không chọc thủng, để gần khu vực thuận tiện như xe tiêm, buồng tiêm theo quy định.
8. Mang gant dầy khi rửa vật sắc nhọn.
9. Ngay lập tức sau khi phơi nhiễm với máu do kim đâm: rửa tay dưới vòi nước và dung dịch rửa tay, sau đó sát khuẩn lại bằng cồn iode 0.1%.

Một số kỹ thuật tiêm điều dưỡng viên cần biết

Kỹ thuật tiêm trong da

Chỉ định

–    Điều dưỡng viên phải thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

–    Các loại thuốc để tiêm thường là một số vaccin phòng bệnh.

Cách tiêm như sau:

–    Thực hiện 5 đúng.

–    Rửa tay, mang găng.

–    Giải thích cho bệnh nhân.

–    Tìm vị trí tiêm thích hợp, da vùng đó không bị thương tổn.

–    Kim bé, đường kính khoảng 0,4 – 0,5mm, dài 15 – 20mm, đầu vát ngắn.

–    Bơm tiêm 1ml, có vạch chia 1/10ml. Ngoài ra còn có loại bơm tiêm nhỏ dài đặc biệt để tiêm vaccin, có độ khắc tỉ mỉ để tính liều nhỏ chính xác.

–    Sát trùng da theo vòng xoáy ốc từ trong ra ngoài.

–    Giữ cẳng tay, kéo căng da nhẹ nhàng. Tay trái nắm mặt sau cẳng tay vùng định tiêm, vừa đỡ tay người bệnh vừa dùng các ngón làm căng mặt da vùng định tiêm (hình 3.8).

–    Đâm kim vào với góc 10 – 15o, vát kim hướng lên trên. Đâm kim vào, thấy mũi kim nằm dưới da, không rút nòng bơm tiêm.

–    Bơm thuốc vào trong da.

–    Đẩy nhẹ nhàng, quan sát tại chỗ tiêm nổi lên một nốt phồng.

–    Rút kim, băng lại, không đè lên chỗ tiêm.

–    Để bệnh nhân ở vị trí thích hợp.

Kỹ thuật tiêm dưới da

Chỉ định

–    Điều dưỡng viên tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da.

–    Các loại thuốc sử dụng kỹ thuật tiêm này thường là thuốc dầu, thuốc kháng sinh…

Chống chỉ định

–    Có tiền sử phản ứng với thuốc sẽ tiêm.

–    Những thuốc gây hoại tử tổ chức.

Kỹ thuật tiến hành

–    Thực hiện 5 đúng.

–    Rửa tay, mang găng.

–    Giải thích cho bệnh nhân.

–    Kim tiêm đầu vát dài, đường kính 0,6 – 0,8mm, dài 25 – 30mm, bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau.

–    Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm.

–    Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ kéo da bệnh nhân lên.

–    Tay phải đâm kim nhanh qua da vào dưới da, kim tiêm chếch 30o – 45o.

–    Hút thử xem có máu không rồi mới bơm.

–    Rút kim tiêm và sát khuẩn vùng tiêm.

Chú ý: Lựa chọn vùng tiêm thích hợp, thay đổi vị trí tiêm để tránh thương tổn mô.

Kỹ thuật tiêm dưới da

Kỹ thuật tiêm dưới da

Kỹ thuật tiêm bắp

Chỉ định

Kỹ thuật tiêm này thường sử dụng cho một số loại thuốc như sau:

–    Thuốc dầu, thuốc sữa, thuốc kháng sinh…

–    Thuốc chậm tan: muối bạc, thuỷ ngân…

Chống chỉ định

–    Có tiền sử phản ứng với thuốc sẽ tiêm.

–    Những thuốc gây hoại tử tổ chức.

Kỹ thuật tiến hành

–    Thực hiện 5 đúng.

–    Rửa tay, mang găng.

–    Giải thích cho bệnh nhân.

–    Kim có đường kính 0,8 – 1,2mm, đầu vát dài, chiều dài 30 – 40mm, bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau.

–    Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm.

–    Tay trái làm căng mặt da vùng định tiêm (hình 3.9).

–    Tay phải cầm bơm tiêm mặt vát ngửa lên trên, tiêm chếch 60o – 90o so với mặt da.

–    Trước khi bơm thuốc phải rút thử xem có máu không, vừa bơm thuốc vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân. Khi tiêm phải đảm bảo 2 nhanh 1 chậm: đâm kim nhanh, bơm thuốc vào chậm, khi hết thuốc rút kim nhanh.

–    Rút kim tiêm và sát khuẩn lại vùng tiêm.

Kỹ thuật kéo căng da khi tiêm bắp

Kỹ thuật kéo căng da khi tiêm bắp

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Chỉ định

Kỹ thuật này thường sử dụng cho những loại thuốc sau:

–    Những thuốc có tác dụng nhanh, toàn thân, thuốc ăn mòn các mô, thuốc có khả năng gây đau.

–    Thuốc không được tiêm bắp hay mô dưới da như CaCl2.

–    Những dung dịch ưu trương, đẳng trương nếu tiêm với khối lượng lớn.

Chống chỉ định

Những loại thuốc dầu.

Kỹ thuật tiến hành

–    Thực hiện 5 đúng.

–    Rửa tay, mang găng.

–    Giải thích cho bệnh nhân.

–    Kim có đường kính 0,7 – 0,9mm, đầu vát ngắn, kim dài 20 – 30mm.

–    Bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau, dây garô.

–    Chọn vị trí tiêm thích hợp.

–    Buộc dây garô trên vị trí tiêm khoảng 3 – 5cm.

–    Sát khuẩn vùng tiêm bằng cồn iod hay cồn 70o

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

–    Tay trái dùng ngón 1 đè vào tĩnh mạch và kéo căng tĩnh mạch ra.

–    Tay phải đâm kim chếch 30o ngay trên tĩnh mạch, mặt vát ngửa lên trên, sau đó hút thử nòng bơm tiêm xem có máu không, nếu có thì tay trái mở garô và từ từ bơm thuốc đến khi hết thuốc (hình 3.10).

–    Rút kim nhanh và dùng bông ép vào vùng tiêm khoảng 3 phút.

Cao đẳng Y Dược đang xét tuyển cao đẳng điều dưỡng các bạn có thể đăng ký theo địa chỉ dưới đây hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh