Một số nguyên tắc sử dụng thuốc điều dưỡng viên cần chú ý

Trường cao đẳng Dược hướng dẫn sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa cuối thực hành với một số nguyên tắc sử dụng thuốc điều dưỡng viên cần chú ý.

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc với người điều dưỡng

Người điều dưỡng có trách nhiệm trực tiếp khi sử dụng thuốc trên người bệnh. Hãy hỏi và yêu cầu được giải đáp điều bạn không hiểu rõ, không đọc được hay thấy không chính xác với người ra y lệnh hay người kê đơn.

Cần có kiến thức về thuốc mà bạn đang cho người bệnh dùng, nếu chưa biết hãy tìm kiếm thông tin. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành người điều dưỡng giỏi.

Chỉ sử dụng những thuốc có nhãn rõ ràng.

Không dùng các thuốc dạng dung dịch bị biến màu, vẩn đục hay có kết tủa; các thuốc viên bị nứt vỡ, có đốm, phải quan sát thuốc trước khi dùng.

Tính liều chính xác khi phải chia liều (Insulin, thuốc chống đông máu, thuốc cho em bé,…)

Một số nguyên tắc dử dụng thuốc cần lưu ý cho điều dưỡng viên

Một số nguyên tắc dử dụng thuốc cần lưu ý cho điều dưỡng viên

Biết rõ tiền sử của người bệnh , hỏi tên, số giường, số ngày dùng thuốc, lần dùng thuốc thứ mấy trong ngày,…, nói chung phải cố gắng trao đổi với người bệnh trước khi dùng thuốc.

Không để thuốc trên giường bệnh, trên tủ đầu giường mà nên trao trực tiếp cho người bệnh dùng. Các thuốc tiêm phải được dùng ngay sau khi pha thuốc.

Khi một thuốc bị quên hay bỏ sót chưa dùng cần phải báo cáo với bác sỹ.

Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc, nếu bệnh nhân bị nôn hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (tác dụng phụ, dị ứng, dấu hiệu sốc phản vệ,. . .) báo với bác sỹ và xử lý kịp thời theo đúng quy định, báo trung tâm ADR hay khoa Dược về các phản ứng bất thường của thuốc.

Lưu ý 5 đúng trước khi dùng thuốc :

– Đúng thuốc

– Đúng liều

– Đúng giờ

– Đúng đường dùng

– Đúng người bệnh

Lưu ý thận trọng với các đối tượng:

– Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già

– Người bệnh hôn mê, người có rối loạn tâm thần..

Lưu ý thực hiện đúng quy chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần., thận trọng với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp.

Lưu ý sự tuân thủ trị liệu của người bệnh.

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc trên lâm sàng.

– Khi cho BN uống digoxin nếu thấy mạch chậm <60l/p phải dừng lại.

– Tiêm Seduxen hoặc Morphin đương tĩnh mạch bao giờ cũng phải bơm thật chậm và chuẩn bị sẵn bóng ambu + mask để cấp cứu kịp thời vì thuốc ức chế trung tâm hô hấp có thể làm BN ngưng thở.

– Khi tiêm Magiesulfat ở BN có nguy cơ co giật phải chuẩn bị 1 ống calci gluconat vì BN rất dễ tụt calci.

– Khi dùng kali đường truyền tĩnh mạch phải pha loãng vì kali kích thích tim đập nhanh dễ gây ngừng tim.

=> Cần truyền đúng y lệnh và theo dõi kỹ nhịp tim của BN.

– Đối với BN bị tăng kali máu khi có chỉ định dùng Insulin để hạ kali máu thì phải pha Insulin vào dung dịch Glucose ưu trương phòng tụt đường máu.

– Khi huyết áp BN cao hoặc rất cao và có chỉ định nhỏ Adalat dưới lưỡi thì nên dùng kim tiêm thuốc để chọc thủng viên thuốc rồi nhỏ cho BN. Không dùng kim 18 hoặc kim truyền dịch để chọc thủng thuốc vì lượng thuốc vào rất lớn sẽ nguy cơ hạ huyết áp BN.

=> Cần theo dõi HA của BN sau khi nhỏ thuốc, để đề phòng hạ áp đột ngột.

– Khi tiêm muối Calci cho BN chú ý không để chệch ven vì gây hoại tử tổ chức.

– Khi BN cần đặt 2 đường truyền tĩnh mạch không nên truyền chung các loại dịch với Natri bicarbonat 1,4% vì dễ gây kết tủa.

– Trong/sau khi tiêm thuốc – truyền dịch cho BN nếu BN thấy đau ngực, mẩn ngứa, khó thở… lập tức tiêm tĩnh mạch 1 ống Solimedon/ Solu medron / Diphenhydramin mà không chờ y lệnh Bác sĩ.

* Bổ sung thêm các thuốc kháng sinh cần tránh pha chung:

  1. Pha ceftriaxone vào ringerlactat (sản phẩm có chứa calci) nó sẽ kết tủa theo thời gian và gây sốc cho bệnh nhân.
  2. Dung dịch pha an toàn nhất cho kháng sinh là muối sinh lý.
  3. Không pha dimedrol với các loại kháng sinh khác trong một chai dịch truyền.

Lưu ý: Khi chích nhiều loại kháng sinh khác nhau cho BN qua dây truyền dịch hoặc vein kim luồn, cần tráng đoạn dây truyền dịch sẽ bơm thuốc & vein kim luồn bằng nước muối sinh lý trước khi bơm thuốc + trước khi bơm 1 loại kháng sinh khác tiếp theo để phòng tránh trường hợp thuốc gây kết tủa sẽ dẫn tới tắc mạch mà không thể kiểm soát.

Luôn mang theo hộp chống shock theo khi đi thực hiện thuốc!

Nếu các bạn quan tâm đến ngành điều dưỡng các bạn có thể đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Y Dược 2018 theo địa chỉ dưới đây nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Trường cao đẳng Dược

: , số

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh