Một số nguyên tắc sử dụng thuốc trên lâm sàng và cách xử lý cấp cứu tim mạch

Điều dưỡng viên cần nắm vững được những nguyên tắc sử dụng thuốc trên lâm sàng và cách xử lý cấp cứu tim mạch. Dưới đây là những chia sẻ giảng viên cao đẳng Dược đưa ra cho các bạn tham khảo.

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc trên lâm sàng

– Khi cho BN uống digoxin nếu thấy mạch chậm <60l/p phải dừng lại.
– Tiêm Seduxen hoặc Morphin đương tĩnh mạch bao giờ cũng phải bơm thật chậm và chuẩn bị sẵn bóng ambu + mask để cấp cứu kịp thời vì thuốc ức chế trung tâm hô hấp có thể làm BN ngưng thở.
– Khi tiêm Magiesulfat ở BN có nguy cơ co giật phải chuẩn bị 1 ống calci gluconat vì BN rất dễ tụt calci.
– Khi dùng kali đường truyền tĩnh mạch phải pha loãng vì kali kích thích tim đập nhanh dễ gây ngừng tim.

Nguyên tắc lâm sàng

Nguyên tắc lâm sàng

=> Cần truyền đúng y lệnh và theo dõi kỹ nhịp tim của bệnh nhân.
– Đối với BN bị tăng kali máu khi có chỉ định dùng Insulin để hạ kali máu thì phải pha Insulin vào dung dịch Glucose ưu trương phòng tụt đường máu.
– Khi huyết áp BN cao hoặc rất cao và có chỉ định nhỏ Adalat dưới lưỡi thì nên dùng kim tiêm thuốc để chọc thủng viên thuốc rồi nhỏ cho BN. Không dùng kim 18 hoặc kim truyền dịch để chọc thủng thuốc vì lượng thuốc vào rất lớn sẽ nguy cơ hạ huyết áp BN.
=> Cần theo dõi HA của bn sau khi nhỏ thuốc, để đề phòng hạ áp đột ngột.
– Khi tiêm muối Calci cho BN chú ý không để chệch ven vì gây hoại tử tổ chức.
– Khi BN cần đặt 2 đường truyền tĩnh mạch không nên truyền chung các loại dịch với Natri bicarbonat 1,4% vì dễ gây kết tủa.
– Trong/sau khi tiêm thuốc – truyền dịch cho BN nếu BN thấy đau ngực, mẩn ngứa, khó thở… lập tức tiêm tĩnh mạch 1 ống Solimedon/ Solu medron / Diphenhydramin mà không chờ y lệnh Bác sĩ.
* Bổ sung thêm các thuốc kháng sinh cần tránh pha chung:
1. Pha ceftriaxone vào ringerlactat (sản phẩm có chứa calci) nó sẽ kết tủa theo thời gian và gây sốc cho bệnh nhân.
2. Dung dịch pha an toàn nhất cho kháng sinh là muối sinh lý.
3. Không pha dimedrol với các loại ks khác trong một chai dịch truyền.
* Lưu ý: Khi chích nhiều loại kháng sinh khác nhau cho bn qua dây truyền dịch hoặc vein kim luồn, cần tráng đoạn dây truyền dịch sẽ bơm thuốc & vein kim luồn bằng nước muối sinh lý trước khi bơm thuốc + trước khi bơm 1 loại khác sinh khác tiếp theo để phòng tránh trường hợp thuốc gây kết tủa sẽ dẫn tới tắc mạch mà không thể kiểm soát. Tuyển sinh cao đẳng điều dưỡng

Xử trí các tình huống cấp cứu tim mạch

  1. Ngưng tim

Trong cuộc sống có rất nhiều bệnh lý chung ta thường gặp nhưng trong đó phần lớn chúng ta gặp là bệnh về tim mạch – Hệ tuần hoàn trong cơ thể con người.
Bệnh tim mạch là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới ngừng tim trong cuộc sống và như các bạn đã biết ngừng tim là ngừng dòng chảy của máu là ngừng cung cấp các dưỡng chất để nuôi các tế bào trong cơ thể do vậy ngừng tim rất nguy hiểm. Não chết sau 3 phút khi không được cung cấp đầy đủ oxy và nhiều cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng khi tim ngừng đập. Vậy ngưng tim là gì?
Ngưng tim (cardiac arrest) là tình trạng rối loạn co bóp của cơ tim hoặc các nhát bóp của cơ tim không đạt hiệu quả tối thiếu khi làm việc, điều đó sẽ làm làm giảm lượng máu đưa vào tuần hoàn trong cơ thể để nuôi các tế bào sống trong cơ thể. Điều này làm giảm lượng ôxy cung cấp cho các tế bào, đặc biệt là tế bào não là tế bào nhạy cảm với ôxy, sẽ tổn thương nặng nếu thiếu ôxy trong khoảng từ 3 đến 5 phút.
Các trường hợp ngưng tim có thể xảy ra ở bất kỳ người nào và bất kỳ khi nào. Không ai có thể biết trước được.
Nạn nhân ngưng tim nếu được phát hiện, cấp cứu đúng cách và kịp thời có thể được cứu sống và hồi phục não.
 + Nhận biết.
Một người đang sinh bình thường hoạt đột nhiên ngã gục xuống hoặc bất tỉnh. Chúng ta cũng nên phân biệt với các bệnh đột quỵ khác bằng cách:
– Bắt mạch người bệnh ở động mạch cảnh vùng cổ hoặc mạch quay.
– Áp bàn tay vào vùng tim của người bệnh.

Cấp cứu tim mạch

Cấp cứu tim mạch

+ Xử trí.
– Kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không bằng cách lay vai và gọi to. Nếu không tỉnh, nhanh chóng kêu gọi mọi người giúp đỡ, tự mình hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu.
– Kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 – 10 giây.
– Nếu nạn nhân không có mạch, thực hiện nhấn tim ngoài lồng ngực. Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Cần nhấn tim MẠNH và NHANH. Nhấn tim mạnh là nhấn với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5 cm. Nhấn tim nhanh là nhấn ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp.
– Kiểm tra lại mạch mỗi 2 phút. Tiếp tục quá trình cấp cứu cho đến khi nạn nhân có mạch lại hoặc có đội ngũ y tế đến hỗ trợ.

  1. Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (heart attack) là tình trạng xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc khiến cho vùng cơ tim tương ứng với nhánh mạch vành bị tắc phụ trách không nhận được máu nuôi dưỡng sẽ bị thiếu máu cục bộ liên tục và nghiêm trọng, gây ra tình trạng hoại tử cơ tim cấp tính. Tình trạng này có tỉ lệ tử vong cao, lên đến 30%, trong đó, khoảng một nửa chết trước khi kịp đến bệnh viện. Nhồi máu cơ tim mặc dù rất nguy hiểm nhưng việc điều trị kịp thời giúp tránh được tử vong và những biến chứng. Càng vào viện sớm, nhất là trong vòng một giờ đầu sau nhồi máu cơ tim, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao.
+ Nhận biết
Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp nhất. Cảm giác đau ở sâu trong cơ thể, có thể là cảm giác đau nặng nề nhất mà người bệnh chưa từng cảm nhận. Người bệnh cảm thấy lồng ngực bị đè nặng, bóp nghẹt hay xiết chặt. Vị trí đau thường ở giữa lồng ngực, sau xương ức, có thể lan tới cánh tay, ít hơn là tới bụng, lưng, hàm dưới và cổ, không bao giờ lan xuống dưới rốn. Bên cạnh đau thắt ngực, các triệu chứng kèm theo có thể là: cảm giác yếu, da tái, toát mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, lo lắng, lạnh chi…
+ Xử trí
Gần đây, trên internet và Facebook có chia sẻ bài viết “Làm sao để sống qua cơn đau tim khi bạn ở một mình” khuyến cáo người có dấu hiệu bị nhồi máu cơ tim nên hít một hơi thật sâu rồi ho mạnh và dài, lập lại liên tục như vậy. Đây là thông tin không chính xác, không đáng tin cậy. Vì vậy, tuyệt đối không làm theo vì không những không ích lợi mà còn có thể gây hại, khiến cho tình trạng nhồi máu cơ tim tồi tệ hơn do đưa đến ngưng tim.
Nếu gặp cơn đau ngực và những dấu hiệu cho thấy có khả năng bị nhồi máu cơ tim, bạn phải cố gắng giữ bình tĩnh, tránh để rơi vào trạng thái hoảng loạn. Ngưng mọi công việc đang thực hiện, ngồi hoặc nằm xuống. Lập tức gọi người đến giúp đỡ trước khi bạn có thể bất tỉnh và không nhận biết gì. Thở ôxy nếu có nguồn cung cấp ôxy. Nếu có thuốc, ngậm một viên nitrate dưới lưỡi mỗi 5 phút, uống hoặc nhai và nuốt một viên aspirin trừ khi dị ứng với thuốc này. Nếu triệu chứng đau ngực không giảm, hoặc kéo dài khoảng 20 phút hay lâu hơn nữa, cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện, không được tự lái xe. Không nên xem nhẹ các triệu chứng và không trì hoãn, việc chờ đợi để xem cơn đau có giảm không có thể gây nguy hại cho tim, tệ hơn nữa là ảnh hưởng đến tính mạng. Khi tới bệnh viện, báo cho nhân viên y tế biết rằng bạn có thể bị nhồi máu cơ tim, yêu cầu được khám bệnh và điều trị ngay lập tức.
Nếu nghi ngờ ai đó hay người thân bị nhồi máu cơ tim, bạn có thể giúp đỡ họ. Cần giữ bình tĩnh, tránh để sự lo lắng của nạn nhân ảnh hưởng tới mình. Trấn an nạn nhân vì lo lắng sẽ làm xấu hơn tình trạng thiếu máu của cơ tim và khiến triệu chứng nặng hơn. Nếu được, cho nạn nhân thở ôxy, ngậm viên nitrate, uống thuốc aspirin. Gọi cấp cứu. Nếu có thể đưa nạn nhân tới bệnh viện nhanh hơn đợi xe cấp cứu thì nên tiến hành ngay. Trong khi chờ được giúp đỡ, nới rộng cổ áo nạn nhân, đặt họ ở tư thế thoải mái, thường là nằm ngửa với đầu kê cao.

  1. Đột quỵ

Đột quỵ (stroke) là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc bị giảm nặng. Điều này khiến cho các mô của vùng não khi đó bị thiếu ôxy và dinh dưỡng. Trong vòng một vài phút thiếu máu, tế bào não sẽ chết.
Có hai nhóm bệnh đột quỵ là nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ, xảy ra do động mạch nuôi não bị tắc, có thể do cục máu đông hình thành tại chỗ hoặc từ nơi khác, thường là từ trong tim, di chuyển đến. Xuất huyết não xảy ra khi động mạch trong não bị vỡ, gây chảy máu.
Xuất huyết não có thể xảy ra do huyết áp tăng cao không kiểm soát được, do rối loạn đông máu vì sử dụng thuốc kháng đông, do dị dạng mạch máu não hoặc vỡ phình mạch máu não…
+ Nhận biết
Để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, hãy nhớ tới từ FAST.
– F: Face (khuôn mặt). Yêu cầu nạn nhân cười. Một bên mặt có xệ xuống?
– A: Arms (tay). Yêu cầu nạn nhân giơ hai tay lên. Một bên tay có rũ xuống hay là không thể giơ lên được?
– S: Speech (lời nói). Yêu cầu nạn nhân nói các câu đơn giản. Họ có nói lắp, nói không rõ lời, nói khó hiểu hay không?
– T: Time (thời gian). Nếu nạn nhân có các dấu hiệu trên, nhiều khả năng họ đã bị đột quỵ. Cần lập tực gọi cấp cứu. Chữ T ở đây là time (thời gian), có ý nghĩa nhắc nhở là thời gian cấp cứu đột quỵ rất quan trọng, tính từng giây từng phút.
Bên cạnh các dấu hiệu nêu trên, đột quỵ còn có thể biểu hiện các triệu chứng và dấu hiệu khác như yếu hoặc tê một nửa người; giảm hoặc mất thị lực; đau đầu dữ dội, đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng, kèm theo nôn ói, hoa mắt, chóng mặt…
+ Xử trí
Gần đây, trên internet và Facebook, người ta lan truyền phương pháp cấp cứu đột quỵ bằng cách dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay và nặn máu ra. Phương pháp này không có căn cứ và hoàn toàn không chính xác. Tuyệt đối không nên thực hiện theo.
Từ FAST giúp ghi nhớ dễ dàng các dấu hiệu đột quỵ. Từ này trong tiếng Anh có nghĩa là “nhanh chóng” cũng có ý nhắc nhở rằng cần hành động ngay lập tức nếu nhận thấy người nào đó có triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ. Cần tìm cách để chuyển bệnh nhân tới bệnh viện trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất. Đột quỵ là một cấp cứu nội khoa. Việc cứu chữa sớm và kịp thời có thể giảm thiểu tổn thương ở não cũng như các biến chứng của đột quỵ.

Các bạn quan tâm đến Cao đẳng Y Dược có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược  theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh