Tại sao nói “Nhất y – nhì dược”?

Có lẽ, “Nhất y, nhì dược” là câu nói vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta nhưng liệu rằng, có mấy ai hiểu được nguồn gốc sâu xa của câu nói đó bắt nguồn từ đâu và tại sao lại nói như vậy? Hôm nay, chuyên mục “tư vấn Cao đẳng Dược Hà Nội” xin gửi tới quý độc giả bài viết nhằm khám phá vấn đề này nhé!

>> Học Cao đẳng Y ở đâu là tốt?

>> Tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2020

  1. Nguồn gốc của câu nói “Nhất y, nhì dược”

“Nhất y, nhì dược” – 1 câu nói rất hay và nhiều người mỗi khi nghe thấy đều cho rằng nó vô cùng cao đẹp nhưng ít ai biết được nguồn gốc của câu nói này lại xuất phát từ một cơ chế không mấy hay trong xã hội Việt Nam thời bao cấp (cơ chế xin – cho).

Những ai sống qua thời bao cấp đều rõ cơ chế này tệ hại đến mức nào. Hàng tháng mỗi bệnh viện, mỗi khoa được cấp một số lượng tích kê phim X-quang, thuốc men nên chưa chắc bệnh nhân nặng được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn, mà lại là bệnh nhân “biết điều” mới được hưởng. Bác sĩ kê đơn thuốc, ra cửa hàng dược, dược sĩ cắt bớt chỉ cấp một nửa đơn cho bệnh nhân. Trong xã hội hình thành các nhóm lợi ích: Ông trưởng cửa hàng lương thực, thực phẩm đến bệnh viện sẽ được chăm sóc tốt hơn. Đổi lại, ông bác sĩ khi đi mua gạo, thịt sẽ được dành cho phần gạo thịt ngon hơn. Còn nếu bệnh nhân chỉ là dân đen thì không còn cách nào khác là phải quỵ lụy xin xỏ thầy thuốc và thầy thuốc có cơ hội để thể hiện thói cửa quyền, hách dịch, quan liêu của mình.Thế nên, dù rằng tiêu chuẩn bao cấp của cán bộ nhà nước ai cũng như ai: 13kg gạo, dăm lạng thịt mỗi tháng nhưng nhìn chung các bác sĩ, y tá vẫn dễ sống hơn các thành phần khác trong xã hội. Câu nói “Nhất y, nhì dược” hình thành từ giai đoạn này và có nguồn gốc là thế.

  1. Tại sao nói “Nhất y, nhì dược”?

Mặc dù có nguồn gốc như vậy nhưng sau 1 quá trình dài hình thành, tồn tại và phát triển của ngành Y dược, chúng ta không thể nào phủ nhận những ý nghĩa của lĩnh vực này đem lại. Y dược cũng là ngành mà xã hội luôn đề cao và coi trọng. Vậy tại sao người ta lại nói “nhất y, nhì dược”?

Thứ nhất, xét về vị trí, vai trò của Y dược trong đời sống xã hội: Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn…

Thứ hai, xét về cơ hội việc làm: Có thể nói Y, dược là nghề có cơ hội việc làm cao nhất so với các nghề khác trong xã hội, bởi đây là nghề mà sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội không ảnh hưởng nhiều đến vai trò và chức năng của nó. Hơn nữa,hai ngành này gắn liền tới sức khỏe và tính mạng con người – những vấn đề mà dù sống ở trong thời đại nào nó cũng luôn tồn tại và được đặt lên hàng đầu.

Kết quả hình ảnh cho việc làm y dược

Thứ ba, xét về tính chất công việc: Đây là nghề mà không chỉ lao động bằng trình độ, trí óc mà còn phải lao động cả chân tay. Khối lượng công việc của dược sĩ, bác sĩ hay điều dưỡng viên trên 1 ngày là rất lớn. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay chưa thể đáp ứng theo tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Tình trạng quá tải cũng như cơ sở vật chất yếu kém khiến cho khối lượng của những người làm trong lĩnh vực y dược ngày càng tăng và tạo cho họ một sức ép lớn. Thế nên, ngoài trình độ, kĩ năng họ phải thực sự có tình yêu nghề, tâm huyết với nghề thì mới có thể bám trụ và gắn bó trong công việc. Chính điều này, khiến cho mọi người rất coi trọng, đề cao những ai làm trong ngành y dược.

Ngoài ra, Y dược là ngành có điểm trúng tuyển khá cao, chương trình đạo tạo rất nặng và dài hơn nhiều so với các ngành nghề khác, đòi hỏi người học phải tốn rất nhiều chất xám, đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cho nên, thông thường trong con mắt của mọi người, những người học y, dược là những người rất giỏi và đáng được kính nể.

  1. Nên học Y dược ở đâu là tốt?

Hiện nay, điểm đầu vào của ngành này ở các trường Đại học là rất cao, nhiều bạn cho rằng mình sẽ không có cơ hội được theo đuổi giấc mơ “Y Dược”. Nhưng các bạn đừng lo lắng nhé, cánh cửa các trường Cao đẳng Y dược vẫn luôn chào đón các bạn. Một trong những địa chỉ uy tín, đào tạo Y dược tốt nhất trên địa bàn hiện nay chính là khoa Y Dược – Trường cao đẳng Dược (địa chỉ:

Khi học tập ở đây, bạn sẽ được tiếp cận môi trường học tập khang trang, hiện đại, đầy đủ các thiết bị cao phục vụ cho quá trình học tập. Không chỉ vậy, các bạn còn được thực tế và thực tập ở những bệnh viện lớn như: bệnh viện E, bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền, bệnh viện 198…Đây là cơ hội tốt để các bạn nâng cao tay nghề, đạo đức nghề nghiêp, vững tin sau khi ra trường có thể xin được một công việc như ý. Ngoài ra, khoa Y Dược Trường cao đẳng Y Dược  còn có đội ngũ giảng viên chất lượng cao (trên 90% giảng viên có trình độ trên Đại học), các thầy cô cũng hết sức tận tâm truyền dạy kiến thức cho sinh viên. Để có thể theo học tại khoa Y Dược – Trường cao đẳng Y Dược , các bạn vui lòng tham khảo thông tin dưới đây.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH Cao đẳng Y Dược NĂM 2019

Căn cứ vào phương án tuyển sinh Trường cao đẳng Y Dược chính thức thông báo hình thức tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy năm 2019.

  1. Các ngành tuyển sinh

1.1 Ngành học: Cao đẳng dược (mã ngành: 6720401)

1.2. Ngành học: Cao đẳng điều dưỡng (mã ngành: 6720501)

  1. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh đã tốt nghiệp THPT, BTVH hoặc tương đương

  1. Phạm vi tuyển sinh

Tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước

  1. Phương thức tuyển sinh

4.1. Xét tuyển theo học bạ THPT với điều kiện:

  • Đã tốt nghiệp THPT, BTVH hoặc tương đương
  • Điểm trung bình cộng học tập năm lớp 12 đạt từ 5,0 trở lên
  • Đạt hạnh kiểm khá trở lên

4.2. Xét kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2019 theo quy định của Bộ GD – ĐT.

  1. Hồ sơ bao gồm

– Sơ yếu lí lịch học sinh – sinh viên có dán ảnh, đóng dấu xác nhận của địa phương.

– Học bạ THPT photo công chứng.

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2019 và bằng tốt nghiệp THPT photo công chứng đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2018 trở về trước.

– Giấy khai sinh photo công chứng

– Chứng minh thư nhân dân photo công chứng

– 4 ảnh: 3*4 hoặc 4*6

– Lệ phí xét tuyển: 50.000 đồng

  1. Địa chỉ nộp hồ sơ

Thí sinh có thể Địa chỉ nộp hồ sơ theo ba cách:

Cách 1: Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, thời gian từ 7h30 đến 17h30 từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần.

Cách 2: Thí sinh gửi chuyển phát nhanh hồ sơ qua đường bưu điện tới địa chỉ: văn phòng tuyển sinh khoa Y Dược, 

Cách 3: Đăng kí trực tiếp tại website: https://caodangyduochanoi.edu.vn/dang-ky-online

  1. Thời gian Địa chỉ nộp hồ sơ: giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần từ 7h sáng đến 6 giờ chiều.

Mọi tư vấn xin liên hệ theo số điện thoại:  –  để được tư vấn miễn phí.

tu-van-tuyen-sinh