Tại sao tình trạng thất nghiệp nhiều ở sinh viên Y Dược ra trường

Theo tin tức Y tế giáo dục, hiện nay chỉ có khoảng 40-50% sinh viên tốt nghiệp khối ngành sức khoẻ có việc làm đúng với ngành đào tạo, còn lại sinh viên sau khi ra trường đều rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Do cơ sở đào tạo chưa chú trọng thực hành

Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nguồn nhân lực cần phải có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu đào tạo ra mà không sử dụng hết nguồn nhân lực thì rất lãng phí đặc biệt đối với ngành Y Dược, một ngành đào tạo vô cùng vất vả, gian nan. Bên cạnh đó một số trường hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành nghề không thuộc nhóm ngành sức khoẻ nhưng vẫn đổ xô đi đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược vì nghe nói ngành Y Dược không lo thất nghiệp, cuối cùng hậu quả các em lựa chọn ngành nghề sai, không phù hợp với bản thân.

Học ngành Y Dược các sinh viên thường không tự rèn luyện bản thân dẫn đến tính trạng sinh viên sau khi ra trường thường kém kỹ năng. Bên cạnh đó nhiều đạo tạo ngành Y Dược tập trung vào lý thuyết, không tập trung vào thực hành nên khiến sinh viên không mấy hứng thú trong quá trình học dẫn đến tỷ lệ sinh viên học lấy bằng chiếm khá nhiều. Đến khi ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyền dụng.

Sinh viên đăng ký học Y Dược

Sinh viên đăng ký học Y Dược

Lý do khiến nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp

Ta có thể viện hàng tá lí do để lý giải nhiều người học Y Dược ra trường bị thất nghiệp. Đầu tiên phải kể đến trong giai đoạn còn là sinh viên, thay vì “miệt mài kinh sử” nhiều bạn lại tự thưởng cho bản thân sự thong thả, buông lỏng bản thân với những thú vui của tuổi trẻ. Chính điều này sinh ra tâm lý lười biếng, lười len lớp nghe thầy cô giảng bài và cầu mong qua môn trong những ngày thi. Ý nghĩ chỉ cần qua môn đã ăn sâu trong tâm trí của nhiều người khi nghĩ rằng điểm Đại học không quan trọng. Điều đó đúng một phần nếu bản thân bạn tự tích lũy kiến thức, tự trau dầu bản thân thêm kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng cần nhưng điều này liệu mấy ai có thể làm được.

– Ngạo mạn – chảnh chọe: Các tân cử nhân Cao đẳng Dược thường tự đề ra cho mình những công việc xứng tầm, và coi thường những công việc nhỏ. Đa phần đều nghĩ rằng 3 năm học Cao đẳng như một cái gì đó cao siêu lắm nên tính tham vọng rất cao.
Trong khi họ quên mất một điều rằng đường đi tới thành công là những bước đi từ những bước nhỏ nhất, những thứ đơn giản nhất đến từng bước phức tạp nhất.

– Ảo tưởng sức mạnh: Mới ra trường chẳng có mấy kinh nghiệm làm việc, chẳng biết làm việc gì, thế nhưng các tân cử nhân ngành Dược luôn có tự hứa với bản thân rằng “lương dưới 10 triệu em không bao giờ làm”.
Đối với kiểu này thì cho dù bạn có là thủ khoa cũng chẳng bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Các doanh nghiệp, tuyển dụng không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của nhân viên, mà họ trả tiền cho những gì nhân viên có thể đóng góp được cho công ty.

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

– Thiếu thực tế: Các tân cử nhân Cao đẳng Dược thường luôn có một niềm tin mãnh liệt về một “công việc ổn định”, thế nhưng trong thời đại mọi thứ thay đổi chóng mặt như hiện nay thì chẳng còn có công việc nào được cho là “ổn định” cả, cho dù vào làm tại doanh nghiệp nhà nước bây giờ cũng không ổn định.
Ôm trong mình niềm tin mãnh liệt ấy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3,4 năm rồi nhưng vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày ngày tiếp tục đi tìm kiếm “cơ hội tốt”.

– Lười biếng: Khi mà tuổi đời thì trẻ, trong khi kinh nghiệm thì không có, thế nhưng các tân cử nhân ngành Dược luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng. Nếu như phải ở lại trực hoặc cuối tuần phải đi làm là sẽ tỏ ra khó chịu và cho rằng mình “bị bóc lột”.
Nếu như, thông minh tài năng mà lười thì đã đành, đằng này rất nhiều các ứng viên vừa không có gì nổi trội vừa chẳng chăm chỉ cố gắng. Mới làm việc được 1,2 hôm đã kêu và sau đó các bạn được cho nghỉ luôn.

Làm gì để sinh viên Y Dược ra trường không bị thất nghiệp?

Nếu bản thân không muốn rơi vào hoàn cảnh “thất nghiệp” thì nên nhớ những điều:

Lên lớp khi có buổi học, việc nghe các thầy cô giảng bài ít nhiều cũng giúp bạn tiếp thu kiến thức thay vì không có chữ nào trong đầu. Về nhà chủ động đọc sách, nghiên cứu những điều mà thầy cô nói trên lớp hoặc những anh chị đi trước để kiến thức bản thân được sâu hơn.
Ngoài việc học tập trên lớp, tại nhà thì đi làm thêm là một trong những trải nghiệm thú vị bạn không nên bỏ qua. Việc đi làm thêm không chỉ giúp bạn có những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ nghề nghiệp mà còn giúp bạn trưởng thành hơn, có thể thích nghi và đối diện với sóng gió của cuộc đời.
Khi đi thực tập, bạn không nên coi trọng họ có trả lương cho mình không, quan trọng là họ cho mình làm công việc tại đó, ngay cả những việc nhỏ nhưu hướng dẫn người bệnh, mang đồ dùng, vật dụng y tế,…cũng sẽ giúp bạn những kỹ năng thiết yếu sau này đi làm đấy.
Thêm vào đó nên sắp xếp thời gian hợp lý để vừa đi học, vừa đi làm để bạn thấy rằng quãng thời gian học tập, rèn luyện này vô cùng bổ ích.

Chúng tôi đang liên tục xét tuyển cao đẳng điều dưỡng 2018 của trường Cao đẳng Y Dược với cơ sở vật chất hiện đại phòng thực hành đầy đủ và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 ||

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh