Thí sinh điểm cao vẫn rớt đại học đợt 1

Việc quy định thí sinh đăng ký hai trường, mỗi trường hai ngành đã khiến công tác dự báo điểm chuẩn gặp khó khăn.
Ngày đầu xác nhận nhập học, nhiều thí sinh chọn hình thức trực tiếp Tổng cục Chính trị công bố điểm chuẩn khối công an Điểm chuẩn hệ dân sự các trường công an, quân đội Điểm chuẩn đại học đợt 1 có gì lạ?

>> Tuyển sinh cao đẳng Y dược 2018

>> Tuyển sinh cao đẳng điều dưỡng 2018

Sau khi các học viện, trường ĐH cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt 1, một số hạn chế ảnh hướng đến hoạt động tuyển sinh của các trường và định hướng chọn ngành, chọn trường của thí sinh (TS) đã bộc lộ.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đến hết ngày 19-8-2019, TS nào trúng tuyển phải nộp giấy chứng nhận kết quả (bản chính) điểm thi THPT quốc gia năm 2019 đến trường mà TS quyết định học.

thisinhdiemcaovanrotdaihocdot1

Dùng tiêu chí phụ xử lý hồ sơ ảo

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, quy chế thi và tuyển sinh thay đổi hằng năm khiến hoạt động tuyển sinh của các trường xáo trộn, làm TS thêm lo lắng. Đồng thời các trường do áp lực chạy theo chỉ tiêu hằng năm nên đặt ra rất nhiều tiêu chí xét tuyển gồm xét tuyển điểm thi THPT, xét bằng học bạ, tiêu chí phụ…

Tiến sĩ Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết Bộ GD&ĐT cho TS đăng ký hai trường, mỗi trường hai ngành khiến công tác dự báo điểm chuẩn gặp khó. Ngược lại, Bộ khống chế chỉ tiêu khiến các trường rất khó đưa ra cơ sở khoa học để định lượng, định tính có bao nhiêu TS sẽ về trường mình, rất khó xử lý hồ sơ ảo. Phía TS lại thiếu thông tin về số lượng TS nộp vào các ngành nhiều hay ít, điểm cao hay thấp nên nấn ná đăng ký xét tuyển, thay vì có thông tin để so sánh, phân tích.

TS nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT để xác nhận trúng tuyển tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng 15-8. (Ảnh: P.Điền)
TS nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT để xác nhận trúng tuyển tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng 15-8. (Ảnh: P.Điền)
Chưa hết, cấu trúc đề thi năm nay với hai mục tiêu là tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ cũng khiến công tác tuyển sinh thêm khó khăn do chưa có sự phân hóa triệt để. Trong đó việc phân hóa điểm cao chưa đạt, còn ngưỡng điểm trung bình đến khá lại phổ biến. Do đó, khi xét tuyển các trường rất khó khăn bởi TS có cùng mức điểm dồn vào quá nhiều. Tuy nhiên, để an toàn chỉ tiêu tuyển sinh các trường sẽ tính đến các tiêu chí phụ, trong đó có tiêu chí ưu tiên môn để loại bớt TS… “Trớ trêu là TS thiếu thông tin về các tiêu chí này nên cứ Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển, đến khi trường công bố điểm chuẩn, do quá nhiều TS dồn vào một ngành khiến các em có điểm cao vẫn bị rớt, rất đáng tiếc” – ông Quang nói.

Tiến sĩ Quang phân tích thêm: “Hệ lụy khác là do TS thiếu thông tin nên không dám đăng ký vào ngành, trường mình thích. Thay vào đó TS đăng ký vào ngành, trường có điểm chuẩn thấp hơn điểm thực có, vì sợ điểm chuẩn các ngành thích sẽ cao hơn. Nhưng khi các trường công bố điểm chuẩn, các em mới ngậm ngùi lẽ ra nên thế này nên thế kia, rất tội. Đồng thời việc khống chế đăng ký vào hai trường, hai ngành sẽ hạn chế sự tự chủ của các trường và quyền tự chọn ngành, chọn trường của TS”.

70% TS nộp giấy xác nhận trực tiếp tại trường

Tính đến thời điểm khoảng 14 giờ 30 phút chiều 15-8, có khoảng 700 thí sinh tới nộp kết quả thi THPT quốc gia và nhận phiếu nhập học vào Trường ĐH Bách khoa . Theo PGS-Tiến sĩ Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường này, nhà trường đã ra thông báo để các em ở xa có thể gửi qua đường bưu điện. Nhưng việc nộp qua đường bưu điện phải tới trường trước ngày 19-8 thì TS mới có thể trúng tuyển được. Sau ngày 19-8, trường sẽ phải xem xét có cần xét tuyển bổ sung không.

Theo ông Tớp, chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH Bách khoa năm nay là 6.000 TS, chắc chắn sẽ có số ảo, do vậy nhà trường lấy dư, số cụ thể là bao nhiêu thì phải khi TS đăng ký thì mới biết được, bởi có rất nhiều em trúng hai trường. Ông Tớp đưa ra ví dụ: Ngày 15-8, các trường Công an, Quân đội mới công bố điểm. Một số TS điểm cao đỗ hai trường. Do vậy nhiều trường lo ngại TS sẽ nhập học những trường kia mà không học ở trường mình.

Chiều cùng ngày, PGS-Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Thủy lợi , cho biết chỉ tiêu chung của toàn Trường ĐH Thủy lợi năm nay là 3.120. Hiện đã có hơn 600 TS tới xác nhận nhập học tại trường. Dự kiến trong những ngày tới số lượng TS xác nhận nhập học sẽ tăng lên, khoảng 70% TS sẽ tới nộp trực tiếp tại trường, còn lại chỉ khoảng 30% nộp qua đường bưu điện.

Nguồn: dantri.com.vn

tu-van-tuyen-sinh