Thực hành dược liệu – tác dụng của cây nhân trần
Sinh viên ngành Cao đẳng Y Dược làm bài thực hành dược liệu về tác dụng của cây nhân trần như sau:
Khái quát về cây nhân trần
Tên khác: Hoắc hương núi – Nhân trần Việt Nam
Tên khoahọc: Adenosma caeruleum R. Br.
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Nhân trần thuộc loại cây thảo, sống hàng năm, cao 0,3 – 1m, thân tròn màu tím, toàn thân và lá có lông trắng. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép lá khía răng cưa tù, gân lá hình lông chim, cuống ngắn. Hoa tự chùm hoặc bông, mọc ở kẽ lá, màu lam tím. Quả nang hình trứng trong chứa nhiều hạt nhỏ.
Nhân trần thường mọc hoang hay được trồng ở vùng đồi núi, bờ ruộng vùng trung du. Các tỉnh có nhiều Nhân trần là: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có Nhân trần.
Nhân trần thường hay bị nhầm lẫn với cây Bồ bồ (Adenosma capitatum Benth.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) mà nhân dân hay dùng nấu nước uống.
Bộ phận được sử dụng và cách thu hái nhân trần
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Nhân trần là thân, cành mang lá và hoa.
Cách Thu hái nhân trần là chúng ta nên thu hái lúc cây đang ra hoa, phơi khô, độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 1%.
Dược liệu Nhân trần đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
Thành phần hóa học của cây nhân trần như sau:
Nhân trần có tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là cineol. Ngoài ra còn có các chất flavonoid, saponin, acid thơm.
Công dụng, cách dùng của nhân trần
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.
Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
Trên lâm sàng, nhân trần đã được sử dụng để điều trị các bệnh: viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, nấm da…
Cách dùng:
Dùng 10 – 15g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc hãm.
Lưu Ý: không nên pha chung nhân trần với cam thảo
Phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần.
Các bạn muốn đăng ký xét tuyển cao đẳng Dược 2018 Địa chỉ nộp hồ sơ về theo địa chỉ dưới đây nhé:
- Cao đẳng Y Dược
- ĐT: ||
- Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com