Thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân

Tài liệu hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Y Dược (, Hà Nộp) thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân như sau:

Tiêm tĩnh mạch là gì?

Tiêm tĩnh mạch là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng thuốc vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch.

Khi nào thì áp dụng tiêm tĩnh mạch

– Thuốc có tác dụng nhanh: thuốc gây tê, gây mê, chống xuất huyết

– Thuốc có tác dụng toàn thân

– Thuốc ăn mòn các mô gây đau, gây mảng mục nếu tiêm vào dưới da hoặc bắp thịt: Calciclorua.

– Máu huyết tương, dung dịch keo, dextran

– Các huyết thanh trị liệu.

– Dung dịch đẳng trương, ưu trương.

Khi nào thì không áp dụng tiêm tĩnh mạch

– Thuốc gây kích thích mạnh trên hệ tim mạch: Andrenalin (chỉ tiêm trong trường hợp cấp cứu dị ứng kháng sinh khi không bắt được mạch, huyết áp tụt…)

– Thuốc dầu: Testosteron

Vị trí tiêm tĩnh mạch

– Tất cả các tĩnh mạch nhưng thường tiêm vào hai tĩnh mạch ở mặt trước khuỷu tay chụm lại hình chữ V

– Tĩnh mạch mu tay, mu bàn chân, tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch ở vùng đầu (trẻ em)

Vị trí tiêm tĩnh mạch

Vị trí tiêm tĩnh mạch

Chuẩn bị dụng cụ để tiêm

               – Dụng cụ vô khuẩn:

                    + Bơm tiêm nhựa tương ứng với dung tích thuốc theo chỉ định, kim rút thuốc.

                    + Kìm Kocher, ống cắm kìm.

               – Thuốc: Thuốc tiêm theo chỉ định

               – Phiếu thuốc.

          Dụng cụ khác :

               – Hộp chống sốc

               – Bông cồn, gạc bẻ ống thuốc

               – Kẹp, găng tay vô trùng

               – Dây garrot

               – Hộp đựng vật sắc nhọn

               – Thùng rác vàng, thuøng rác xanh, thùng đựng vật sắc nhọn.

               – Xe tiêm 2 tầng

 Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

               – Rửa tay, đội nón, mang mask

               – Chuẩn bị dụng cụ

               – Chuẩn bị người bệnh

               – Thực hiện 5 đúng

               – Chọn bơm tiêm thích hợp. Lấy thuốc đọc nhãn lần I, xé giấy bao bơm tiêm, thay kim lấy thuốc.

               – Đẩy xe đến giường người bệnh, báo & giải thích cho người bệnh.

               – Sát trùng quanh cổ ống thuốc cắt sẵn, dùng gạc bẻ ống thuốc (hoặc sát trùng nút lọ thuốc), rút thuốc vào bơm tiêm sao cho mũi vát kim rút thuốc sát vào thành ống thuốc.

               – Đọc nhãn thuốc lần II, bỏ vỏ ống thuốc vào hộp đựng vật sắc nhọn.

               – Thay kim chích đặt lên khay.

               – Buộc dây garrot trên vùng định tiêm cách 5cm.

               – Mang găng vô trùng.

               – Dùng kẹp gắp gòn sát trùng da từ dưới lên 3 lần, đợi da khô.

               – Đuổi hết khí trong lòng bơm tiêm. Cầm bơm tiêm mũi vát lên trên.

               – Một tay căng da, mốt tay cầm bơm tiêm hướng mũi kim theo chiều tĩnh mạch, luồn kim vào tĩnh mạch.

               – Kiểm tra có máu trào vào bơm tiêm, mở dây garrot.

               – Bơm thuốc thật chậm và quan sát người bệnh.

               – Hết thuốc, căng da rút kim, sát trùng.

               – Bỏ bơm kim tiêm vào thùng sắc nhọn

               – Cho người bệnh nằm thoải mái – dặn dò những điều cần thiết.

               – Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.

               – Điều dưỡng, người bệnh ký tên vào phiếu sử dụng thuốc.

               – Ghi phiếu chăm sóc.

Thực hành tiêm tĩnh mạch

Thực hành tiêm tĩnh mạch

Tai biến, cách đề phòng và xử trí:

1 Tắc mạch:

– Nguyên nhân: Do không khí lọt vào tĩnh mạch.

– Đề phòng: Đuổi hết không khí trong bơm tiêm trước khi tiêm.

– Xử trí: Cho người bệnh nằm đầu dốc, báo bác sĩ, thực hiện y lệnh.

2 Nhiễm khuẩn:

– Nguyên nhân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

– Đề phòng: Thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn.

– Xử trí : Báo bác sĩ, thực hiện y lệnh.

3 Tắc kim:

– Nguyên nhân: Khi đâm kim đúng vào tĩnh mạch máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim.

– Đề phòng: Bơm thuốc ngay sau khi kim tiêm vào đúng tĩnh mạch.

– Xử trí: Rút kim ra, thay kim khác, tiêm lại

4 Phồng nơi tiêm:

– Nguyên nhân: Do mũi vát nửa trong nửa ngoài

– Đề phòng: Tiêm đúng kỹ thuật.

– Xử trí: điều chỉnh lại mũi kim- > tiêm tiếp- >nếu phồng nơi tiêm- > rút kim, tiêm vị trí khác

5 Shock hoặc ngất:

– Nguyên nhân: Sợ đau, phản ứng thuốc, bơm thuốc quá nhanh…

– Đề phòng:

+ Giải thích, động viên người bệnh.

+ Bơm thuốc từ từ đồng thời theo dõi sắc mặt người bệnh.

– Xử trí: Ngừng tiêm ngay, báo bác sĩ- > xử trí theo y lệnh

6 Tiêm nhầm động mạch:

– Triệu chứng: Bơm thuốc thấy người bệnh kêu nóng ở bàn tay hoặc bàn chân

– Đề phòng: Xác định đúng tĩnh mạch trước khi tiêm.

– Xử trí: ngừng tiêm, rút kim, tiêm vị trí khác.

Chú ý:

  • Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối
  • Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
  • Dùng bơm kim tiêm riêng
  • Khi tiêm không được ngập hết đốc kim mà phải để thừa 0,5 – 1 cm về phía đốc kim để đề phòng gãy kim
  • Tiêm xong phải ghi vào hồ sơ

Các bạn quan tâm đến ngành dược có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược 2018 theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh