Bài giảng sinh viên tác dụng của thuốc giảm đau morphine

Sinh viên cao đẳng Dược học về dược lý tác dụng của thuốc giảm đau Morphine chúng ta cùng tìm hiểu với họ nhé.

Đau là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Đau là do các ngọn dây thần kinh cảm giác bị kích thích quá độ bởi tác nhân vật lý hay hóa học (nhiệt, cơ, điện, các acid hay base…). Dưới ảnh hưởng của các kích thích đau, cơ thể giải phóng ra một hoặc nhiều chất gây đau như histamin, chất P, các chất chuyển hóa acid, các kinin huyết tương (brady kinin, kallidin…).
Thuốc giảm đau được chia làm 3 loại:
– Thuốc giảm đau loại morphin.
– Thuốc giảm đau không phải loại morphin: paracetamol và thuốc chống viêm không steroid.
– Thuốc giảm đau hỗ trợ: là những thuốc có tác dụng làm tăng hiệu quả giảm đ au hoặc giảm nhẹ
tác dụng không mong muốn của các thuốc trên.

Thuốc giảm đau morphine

Thuốc giảm đau morphine

Tác dụng của morphine là gì?

Morphine, còn có tên gọi là morphin ở Việt Nam, được sử dụng giúp làm dịu cơn đau nặng. Thuốc này thuộc về một nhóm thuốc được gọi là thuốc giảm đau gây ngủ (thuốc phiện). Nó tác động trong não để thay đổi cách cơ thể bạn cảm nhận và phản ứng với cơn đau.

Chỉ định

Ðau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác:

Ðau sau chấn thương.

Ðau sau phẫu thuật.

Ðau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư.

Cơn đau gan, đau thận (nhưng morphin có thể làm tăng co thắt).

Ðau trong sản khoa.

Phối hợp khi gây mê và tiền mê.

Chống chỉ định

Suy hô hấp.

Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.

Suy gan nặng.

Chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ.

Trạng thái co giật.

Nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu cấp.

Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Ðang dùng các chất ức chế monoaminoxidase (IMAO).

Bạn nên dùng morphine như thế nào?

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể uống thuốc này khi có hoặc không có thức ăn. Nếu bạn bị buồn nôn, nên dùng thuốc với thức ăn. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các cách khác để giảm buồn nôn (ví dụ như nằm xuống trong 1-2 giờ đầu sau khi dùng thuốc và càng ít chuyển động càng tốt).

Nếu bạn đang sử dụng thuốc ở dạng lỏng, hãy đọc kĩ hướng dẫn được cung cấp bởi dược sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng dung dịch thuốc và mỗi lần bạn nhận thêm một đợt dùng thuốc nữa. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Cẩn thận đo liều lượng bằng cách sử dụng thiết bị đo / thìa đặc biệt. Không sử dụng một muỗng ở nhà vì bạn có thể không lấy được liều lượng chính xác. Hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để kiểm tra hoặc đo liều.

Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và thích hợp với việc điều trị. Không tăng liều, không uống thuốc thường xuyên hơn, hoặc uống trong một thời gian dài hơn so với quy định. Ngừng dùng thuốc một cách hợp lý theo chỉ dẫn.

Thuốc giảm đau tác động tốt nhất nếu chúng được sử dụng khi các dấu hiệu đầu tiên của cơn đau xảy ra. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi cơn đau đã trở nên tồi tệ, thuốc có thể tác động không tốt.

Nếu bạn bị đau liên tục (chẳng hạn như do ung thư), bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng những thuốc gây ngủ có tác dụng lâu dài. Trong trường hợp đó, thuốc này chỉ được sử dụng cho cơn đau bất ngờ khi cần thiết. Thuốc giảm đau không gây nghiện khác (chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen) cũng có thể được quy định kê toa cùng với thuốc này. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về việc sử dụng morphine một cách an toàn với các loại thuốc khác.

Một số chú ý khi sử dụng thuốc giảm đau morphine trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Thời kỳ mang thai

Các thuốc giảm đau kiểu morphin gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh, do thuốc qua được nhau thai và tác động vào trẻ. Thải trừ morphin ở trẻ sơ sinh rất chậm. Không được dùng morphin cho người mẹ vào 3 – 4 giờ trước khi đẻ.

Nếu mẹ bị nghiện hoặc dùng morphin kéo dài trong khi mang thai, trẻ đẻ ra sẽ xuất hiện hội chứng cai nghiện như co giật, kích thích, nôn và thậm chí tử vong.

Thời kỳ cho con bú

Nhiều thông báo trước đây cho biết chỉ có một lượng rất nhỏ morphin bài tiết vào sữa mẹ và còn chưa biết có ý nghĩa lâm sàng hay không. Những nghiên cứu mới đây cho biết trẻ em nhận được khoảng 0,8% – 12% liều thuốc dùng cho mẹ. Do đó, nên ngừng cho con bú, nếu mẹ dùng morphin.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ức chế thần kinh.

Tăng tiết hormon chống bài niệu.

Buồn nôn và nôn (khoảng 20%), táo bón.

Bí đái.

Co đồng tử.

Ít gặp

Ức chế hô hấp, bồn chồn, khó chịu, yếu cơ.

Gan: Co thắt túi mật.

Co thắt phế quản.

Co thắt bàng quang.

Ngứa.

Hiếm gặp

Hạ huyết áp thế đứng.

Morphin tiêm ngoài màng cứng không có khuynh hướng gây buồn nôn, nôn, co thắt đường mật, hoặc đường niệu như khi tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống.

Cách xử lý tác dụng phụ

Buồn nôn và nôn, có thể khắc phục bằng cách tiêm dưới da 0,25 – 0,5 mg atropin. Tuy nhiên, đôi khi tác dụng này mạnh đến mức phải thay morphin bằng methadon hoặc oxycodon, người bệnh có thể dung nạp tốt hơn.

Nếu đau do sỏi mật hoặc sỏi thận, không nên dùng morphin đơn độc, vì thuốc làm tăng nguy cơ co thắt. Trong trường hợp này, phải phối hợp morphin với một thuốc chống co thắt.

Táo bón khi dùng morphin, đặc biệt nếu dùng trong một thời gian dài, chủ yếu do nhu động ruột giảm. Cần dùng thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột như bisacodyl hoặc natri picosulfat.

Hiện tượng ngứa da ở nhiều người dùng morphin, do histamin giải phóng từ dưỡng bào dưới tác dụng trực tiếp của morphin trên thụ thể muy. Dùng các thuốc kháng histamin (astemizol, cetirizin) để khắc phục tác hại này.

Tăng cảm giác đau và giật rung cơ là các phản ứng nghịch thường, xảy ra khi dùng morphin liều cao và dùng lâu, đặc biệt khi truyền tĩnh mạch liên tục morphin cho người ung thư giai đoạn cuối. Nguyên nhân của tác dụng nghịch thường này do liều cao morphin tích lũy nhiều chất chuyển hóa, đặc biệt morphin – 3 – glucuronid, là chất kích thích thần kinh mạnh, so với morphin và morphin – 6 – glucuronid. Trường hợp này, ngừng dùng morphin và chuyển sang một chất chủ vận opioid tinh khiết khác không có chất chuyển hóa kích thích thần kinh, như fentanyl, alfentanil, methadon hoặc ketobemidon.

Các bạn quan tâm đến Cao đẳng Y Dược có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược  theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849 |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh