Bỏ điểm sàn và những hệ lụy

>> Vì sao Bộ GD lại bỏ điểm sàn năm 2017

Dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017 của Bộ GD không quy định điểm sàn đại học, cao đẳng. Vậy việc bỏ điểm của Bộ GD ngoài việc phù hợp với Luật Giáo dục Đại học thì nó sẽ mang lại những hệ lụy như thế nào ?

Xung quanh việc bỏ điểm sàn của Bộ GD, có nhiều ý kiến phân vân, đồng tình có, không đồng tình cũng có. Vậy việc bỏ điểm sàn của Bộ GD có phải là chủ trương cứu vớt các trường ngoài công lập, các trường ở tốp dưới ?

Quan điểm của Bộ GD mở cửa đầu vào và quản lý chặt chẽ đầu ra để nền giáo dục phù hợp Luật Giáo dục đại học và phù hợp với thực tế mà các nước phát triển đang áp dụng.

Bộ GD bỏ điểm sàn tạo điều kiện cho những người tốt nghiệp THPT sau một thời gian đi làm nếu có nguyện vọng theo học thì vẫn có thể tiếp tục đăng kí tuyển sinh mà không cần quá lo lắng. Bỏ điểm sàn cũng mang lợi ích cho các trường khi các trường không phải tự tổ chức kỳ  thi thứ 2 để tuyển sinh.

Vậy ngoài những ưu điểm trên, việc bỏ điểm sàn mang lại những hệ lụy gì ?

“Phổ cập” đại học

Theo Dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017 của Bộ GD, điểm sàn đại học sẽ được loại bỏ. Điều kiện để thí sinh đăng kí xét tuyển đại học là chỉ cần đỗ THPT, còn việc xét tuyển vào trường như thế nào lại do trường đó tự quyết định.

Bộ GD bỏ điểm sàn gây tranh cãi không chỉ ở các chuyên gia giáo dục mà còn gây cho xã hội sự lo lắng rằng chất lượng đào tạo sẽ “tụt dốc không phanh”.

thi-thpt-quoc-gia-9-175930092016110057

Chất lượng đào tạo đại học giảm sút sẽ không còn những trường đại học trong top như các năm trước đây mà là đại học mang tính đại chúng, hay nói cách khác là phổ cập đại học.

Điểm sàn là mốc để đánh giá chất lượng học sinh, nhằm lựa chọn những em có học lực khá giỏi để vào đại học, giờ bỏ điểm sàn sẽ không kiểm soát được chất lượng đầu vào, ai cũng có thể vào đại học miễn là tốt nghiệp THPT dẫn đến chất lượng đại học đi xuống.

“Bóp chết” các trường cao đẳng, trung cấp

Việc bỏ điểm sàn của Bộ GD được dự đoán sẽ gây khó khăn cho việc tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp.

Điều kiện chung là thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là có thể vào đại học sẽ tạo ra hiệu ứng phụ huynh cho con em mình đổ xô đi học đại học, bởi tâm lý ưa chuộng bằng cấp. Phụ huynh sẽ đầu tư tiền của cho con em mình đi học một trường đại học nào đó để có được bằng cấp tốt. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các trường cao đẳng, trung cấp trong công tác tuyển sinh đầu vào. Việc Bộ GD bỏ điểm sàn đại học đã vô tình “bóp chết” các trường trung cấp, cao đẳng.

ly-do-khong-thi-trac-nghiem-nam-2017

Các trường cao đẳng, trung cấp sẽ phải đối diện và xử lý với việc tuyển sinh như thế nào ? Và làm sao để tuyển sinh đủ chỉ tiêu để đào tạo ?

Chính vì những hệ lụy trên, Bộ GD và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội sẽ phải có sự bàn bạc, thống nhất để tìm ra hướng giải quyết những hệ lụy trên, tránh phá vỡ phân luồng giáo dục nghề nghiệp.

Mọi chi tiết liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh khoa Y-Dược

: – –

ĐT: 0972.938.849  ( ) || ( )

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh