ĐIỀU KIỆN MỞ QUẦY THUỐC TÂY

Mở nhà thuốc, quầy thuốc hoặc đại lý bán lẻ thuốc là một trong những mục đích của người học ngành Dược. Nhiều bạn sinh viên khi chọn học cao đẳng Dược thắc mắc: Liệu học cao đẳng Dược  xong có mở được quầy thuốc hay không? Điều kiện để mở nhà thuốc, quầy thuốc là gì?  Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về điều đó.

dieu-kien-mo-quay-thuoc-tay

Dự thảo mới đây ngày 10/04/2016 dự thảo Luật Dược đã được Quốc Hội thông qua “Điều kiện mở nhà thuốc cần điều kiện gì” . Trong đố vấn đề quan tâm là việc cấp chứng chỉ hành nghề dược và những điều kiện để kinh doanh thuốc.

Điều 13. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

  • a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là “Bằng dược sỹ”);
  • b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
  • c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
  • d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
  • đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
  • Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, hình thức kinh doanh dược bao gồm:
  • e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
  • g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
  • h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
  • i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
  • k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
  • l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

Như vậy, một điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là việc mở rộng cấp chứng chỉ hành nghề Dược (CCHND) cho các đối tượng cử nhân tốt nghiệp ngành hóa, sinh. Điều đó khiến cho rất nhiều người băn khoăn liệu cử nhân hóa, sinh có đủ điều kiện kiến thức và chuyên môn để cấp đơn thuốc ?

Chúng ta cần làm rõ sự khác bệt giữa CCHND và người phụ trách chuyên môn Dược. Người được cấp CCHND có thể phụ trách một (hoặc một số) các công việc trong ngành dược như kiểm định chất lượng, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh ….  Vì thế, cử nhân Hóa, Sinh chỉ được cấp CCHND ở  2 lĩnh vực là: “chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang” (điểm b khoản 1 Điều 17) và “phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược, tá dược, vỏ nang làm thuốc” (điểm c khoản 2 Điều 17).

Người phụ trách chuyên môn là người phải có chuyên môn về Dược, tức là phải tốt nghiệp ngành Dược tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học được cấp phép đào tạo Dược.

Như vậy, không có chuyện cử nhân Hóa, Sinh được phép mở nhà thuốc hay phụ trách chuyên môn dược.

Điều kiện mở nhà thuốc (kinh doanh thuốc)

Theo khoản 1 điều 18 của Luật Dược sửa đổi thì nguời chịu trách nhiệm về chuyên môn của nhà thuốc phải có trình độ từ Dược sĩ Đại học trở lên và phải có kinh nghiệm thực hành ít nhất 2 năm tại các cơ sở chuyên môn về thuốc.

Để mở Quầy thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên ngành dược (điểm a,e, g khoản 1 điều 13) và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc ít nhất trong thời gian 18 tháng.

Như vậy, điều kiện để mở Quầy thuốc đã được nới lỏng; thay vì ít nhất phải có bằng cử nhân dược thì với luật mới bạn chỉ cần tốt nghiệp từ hệ trung cấp Dược là đã có đủ điều kiện để kinh doanh Quầy thuốc.

Điều 18. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc

  1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là dược sỹ làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
  2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Thí sinh nào Muốn đăng ký xét tuyển cao đẳng Y Dược 201thì liên hệ về nhà trường:

Cao đẳng Y Dược, được biết đến với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm  có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ về giảng dạy, với trang thiết bị môi trường học tập thực hành cho các em thuộc loại tốt nhất trong các trường Cao đẳng Y Dược , Môi trường thực hành tốt, cơ sở tốt, và nhà trường còn có liên kết tới các bệnh viện, doanh nghiệp, nhà thuốc lớn trong nội thành để các em có môi trường trải nghiệm học tập thực hành tốt nhất.

Mọi chi tiết liên hệ:

Văn phòng  khoa Y – Dược

ĐT: 0972.938.849  ,

tu-van-tuyen-sinh