Hướng dẫn điều dưỡng viên phát thuốc và ghi chép cho bệnh nhân

Dưới đây là tài liệu hướng dẫn phát thuốc và ghi chép hồ sơ bệnh nhân cho các bạn sinh viên cao đẳng điều dưỡng chuẩn bị thực hành.

Quy định về việc phát thuốc và ghi chép hồ sơ

Việc phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép hồ sơ là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy điều dưỡng viên phải biết được trách nhiệm của mình là rất lớn, khi phát thuốc và ghi chép hồ sơ không được để xảy ra sự nhầm lẫn nào xảy ra.

Sao chép từ hồ sơ đòi hỏi sự chính xác cao nên điều dưỡng cần sáng suốt sao chép y lệnh chính xác và thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh. Nếu không rõ y lệnh phải hỏi lại, không tự ý đổi y lệnh hay thực hiện y lệnh miệng. Khi phát thuốc, điều dưõng phải chắc chắn rằng ngưòị bệnh nắm rõ liều dùng thuốc, đường dùng và thời gian dùng thuốc cho từng loại. Điều dưỡng nên tận tình giải đáp cho người bệnh khi họ có vấn đề thắc mắc vì mọi sự nghi ngờ liên quan đến việc dùng thuốc đều có thể ảnh hưồng đến sức khoẻ người bệnh.

Hướng dẫn phát thuốc và ghi chép hồ sơ bệnh nhân

Hướng dẫn phát thuốc và ghi chép hồ sơ bệnh nhân

Những kiển thức cơ bản về thuốc người điều dưỡng cần biết

Dưới đây là một số lưu ý về thuốc mà các bạn sinh viên cao đẳng điều dưỡng cần ghi nhớ để tránh sự sai lầm không đáng có.

Tên thuốc:

Một loại thuốc có thể có nhiều tên thuốc: tên hoá học, tên biệt dược, tên thương mại.

Công dụng thuốc:

Chống nhiễm khuẩn: các loại kháng sinh, sulfamid.

Phòng bệnh: vắcxin, huyết thanh.

Chẩn đoán bệnh: BCG test.

Giảm triệu chứng: giảm dau, giảm sốt, giảm ho v.v…

Tác dụng thuốc:

Tác dụng tại chỗ: những thuốc không phân phối toàn thân, chỉ có tác động tại một nơi nhất định để có tác dụng mong muốn.

Tác dụng toàn thân: những thuốc vượt qua hàng rào sinh học vào máu phân phối khắp cơ thể tạo nên các tác đụng trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại tác dụng sau:

Tác dụng chính: tác đụng mong muốn đạt kết quả điều tri. Ví đu: tác dụng chính của aspirin là kháng viêm, giảm đau.

Tác dụng phụ: tác đụng không mong muốn của thuốc. Ví dụ: tác dụng phụ của aspirin là viêm loét dạ dàỵ.

Tác dụng hồi phục: tác dụng của thuốc gây ra hiệu ứng nhất thời sau đđó trở lại trạng thái ban đầu. Ví dụ: thuốc tê gây nên tác đụng ức chế thần kinh cảm giác một thời gian sau đó cảm giác lại hồi phục.

Tác dụng không hồi phục: tác dụng của thuốc gây ra trên cơ thể không thay đổi. Ví dụ: dùng tetracyelin ở trẻ em gây nên hiện tương vàng răng do tetracyelin tạo phức vối canxi.

Tác dụng chọn lọc: thuốc tác dụng toàn thân phân phôi đến nhiều cơ quan nhưng có tác đụng đặc hiệu sớm nhất trên một cơ quan. Ví dụ: codein tác đung chọn lọc ức chế trên trung tâm ho nên sử dụng chữa hơn là tác dụng giảm đau.

Tác dụng đối kháng: khi hai thuốc phối hợp với nhau có hiện tượng giảm hoặc mất hoạt tính của nhau. Có nhiều loại đối kháng như đối kháng canh tranh, đối kháng không cạnh tranh, đối kháng chức phận, đối kháng hoá học v.v…

Tác dụng hiệp đồng: khi hai thuôc phổi hợp vái nhau có hiện tượng gia tăng hoạt tính có lợi hoặc có hại.

Các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc

Dạng thuốc: thuốc viên, thuốc bột, dung địch v.v…

Viên:

Viên nén. cứng, uống với nhiều nước, thuốc được hấp thu ỏ ruột.

Viên bọc đường: thuốc được áo lớp ngoài là đường để bảo quản, giúp uống dễ và giảm kích thích ỗ dạ dày.

Viên bao tan trong ruột: thuốc được bao bên ngoài lớp, giúp bảo quản thuốc không bị phân hủy ở dạ dày, khi xuống ruột non mới có tác dụng.

Viên ngậm:

Thể rắn có vị ngọt do có đường, được ngậm cho đến khi tan hết, thuốc hấp thu và ngấm qua niêm mạc.

Có hai loại: Ngậm dưới lưỡi hấp thu qua niêm mạc dưới lưỡi. Ngậm trong miệng, thuốc hấp thu qua niêm mạc vùng má và một phần ở niêm mạc dạ dày.

Viên sủi bọt:

Dạng viên nén, gặp nước sẽ tan nhanh và sủi bọt, thuốc được hấp thu qua niêm mạc.

Viên nang:

Thuốc được bao bên ngoài là lớp gelatin giúp nuốt dễ, hầu hết lớp gelatin này sẽ tan ở dạ dày, thuốc hấp thu qua niêm mạc dạ dày hay ruột.

Dung dịch:

Thuốc hòa tan trong dung môi thường là nước, hấp thu nhanh.

Si-rô:

Dung dịch có độ đậm đặc do có đường để bảo quản thuốc, cố thể có thêm hương tạo mùi thơm giúp dễ uống, thường dùng cho trẻ em.

Nhũ tương:

Thuốc được phân tán trong môi trường dầu, hấp thu ở niêm mạc dạ dày hay ruột.

Huyền dịch:

Tinh thể thuốc được treo trong dung môi là nước, hấp thu qua niêm mạc.

Tuổi người bệnh

Lưu ý sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đặc điểm sinh lý cơ thể trên lứa tuổi này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.

Phái tính

Hoạt tính của dược phẩm cổ khi biến đổi theo phái, đặc biệt ở phái nữ trong thòi kỳ mang thai và cho con bú.

Cân nặng

Sự hấp thu và dự trữ thuốc thay đổi tùy theo lượng mô mỡ, cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc tan trong lipid. Đối vứi trẻ em, cân nặng có tính quyết định trong việc tính liều lượng thuốc.

Hiện tượng quen thuốc

Trạng thái của cơ thể chiu được những liều thuốc đáng lẽ gây độc hoặc không đáp ứng vửi liều có hoạt tính sinh học.

Di truyền

Một số đặc tính di truyền gây rối loạn dược động học, tác dung dược lý làm thay đổi quá trình hấp thu, chuyển hoá, và tác dụng chính của thuốc.

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn và nước uống ảnh hưởng tới dược động

Hướng dẫn cách ghi chép sổ cho điều dưỡng viên

Cách ghi chép hồ sơ bệnh nhân rất quan trọng phải sao đúng y lệnh bác sĩ, không được nhầm lẫn vì vậy mà các bạn sinh viên cao đẳng điều dưỡng cần nắm rõ các quy tắc dưới đây:

1.Phiếu theo dõi chức năng sống :

      – Các chỉ số Mạch, Nhiệt độ, Huyết áp bắt buộc phải được đo chính xác và ghi vào phiếu ít nhất 2 lần trong ngày ( sáng và chiều ).

      – Cân nặng : người bệnh phải được cân khi nhập viện.

      – Theo dõi, ghi chép các chỉ số trên và các chỉ định khác theo y lệnh của Bác sĩ điều trị

      – Màu đỏ để ghi mạch, màu xanh để ghi các chỉ số khác

      – Kết quả mạch, nhiệt độ được biểu thị trên biểu đồ bằng những chấm tròn đậm ở khoảng giữa cột tương ứng, các chấm tròn được nối nhau theo thứ tự thời gian bằng các đoạn thẳng.

      – Không khoanh tròn ở cột mạch, nhiệt độ gốc.

 2.Phiếu chăm sóc :

    a)Nguyên tắc chung :

       – Ghi ngay sau khi theo dõi, chăm sóc hoặc xử trí người bệnh.

       – Chỉ ghi những thông tin trong phạm vi trách nhiệm điều dưỡng một cách ngắn gọn, chính xác

       – Không ghi trùng lặp thông tin : các thông tin đã ghi trên phiếu theo dõi chức năng sống, …. không ghi lại trên phiếu này.

       – Kiểm tra lại ngay hoặc trao đổi ngay với bác sĩ nếu điều dưỡng phát hiện có những thông tin khác biệt với nhận xét của bác sĩ.

    b)Cách ghi chép :

       – Cột ghi ngày, giờ : Ghi ngày giờ tại thời điểm thực hiện theo dõi và chăm sóc người bệnh.

       – Cột theo dõi diễn biến :

       + Ghi ngắn gọn, rõ ràng những diễn biến hoặc tình trạng bất thường, kể cả những than phiền, kiến nghị của người bệnh lúc theo dõi bệnh.

       + Đối với những bệnh chăm sóc cấp I, II ghi những diễn biến của người bệnh theo thứ tự ưu tiên các vấn đề khó khăn trước mắt của người bệnh mà người điều dưỡng nhận định được khi theo dõi, chăm sóc hoặc theo y lệnh của bác sĩ. Đối với người bệnh chăm sóc cấp III, ghi tối thiểu 1 lần trong ngày và khi cần.

       – Cột thực hiện y lệnh/ chăm sóc :

       + Về chăm sóc : Ghi những hành động chăm sóc ( tắm, vệ sinh, thay đổi tư thế, chăm sóc vết loét, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn NB, ….)

       + Về xử trí : chỉ ghi những xử trí khi có tình huống cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của điều dưỡng sơ cứu ban đầu cùng với việc báo bác sĩ hoặc các xử trí thông thường ( thay băng, lau mát hạ nhiệt bằng nước ấm,…

       + Về đánh giá kết quả: ghi kết quả sau khi xử trí chăm sóc ( nếu có ) như bé hạ nhiệt sau khi lau mát,… Các y lệnh đã được đánh dấu trong phiếu công khai thuốc chỉ cần ghi “đã thực hiện theo y lệnh” 1 lần khi bàn giao ca và ghi rõ tên điều dưỡng thực hiện y lệnh.

       – Riêng y lệnh truyền dịch phải ghi rõ : mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở trước, trong và kết thúc truyền, khối lượng dịch đã truyền và những bất thường xảy ra trong quá trình truyền dịch.

       – Cột ký tên: Điều dưỡng ghi rõ tên của mình đủ để nhận dạng được chữ ký.

 3.Phiếu theo dõi truyền dịch :

    – Khi đang truyền dịch có y lệnh thay đổi tốc độ hoặc y lệnh khác cần phải ghi số lượng dịch còn lại tại thời điểm đó cùng y lệnh trên.

 4.Phiếu công khai thuốc :

    – Ghi đầy đủ các thuốc thực hiện trong ngày : Tên thuốc, hàm lượng, số lượng, đường dùng theo đúng y lệnh điều trị.

    – Ghi rõ giờ thực hiện thuốc, thể hiện bằng dấu “ – ” khi chưa thực hiện và bằng dấu

    “ +” khi đã thực hiện thuốc cho người bệnh.

    – Bệnh nhân ký tên khi nhận thuốc.

 5.Các loại phiếu thuộc phạm vi điều dưỡng ghi chép đều phải :

    – Điền đầy đủ phần hành chánh. Không viết tắt ngoài qui định của Sở Y Tế.

    – Ghi đầy đủ, rõ ràng các yêu cầu của các cột, mục đã in sẵn trên phiếu.

    – Ghi rõ tên điều dưỡng thực hiện.

    – Hết ngày kẻ ngang, ghi tiếp.

6.Phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu theo dõi truyền dịch, phiếu công khai thuốc phải được cài ở bảng đầu giường.

Trên đây là một số quy tắc và lưu ý cho các bạn điều dưỡng phải nắm rõ để trong quá trình công tác không mắc phải những sai lầm đáng có.

Nếu các bạn quan tâm đến ngành điều dưỡng các bạn có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược 2018 theo địa chỉ dưới đây nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849  |  

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh