Hướng dẫn phơi sấy và bảo quản dược liệu

Để phục vụ cho việc thực hành của các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược . Chúng tôi đưa ra một số kỹ thuật hướng dẫn phơi sấy và bảo quản dược liệu cho các bạn nắm vững nhé.

Phơi sấy dược liệu

Để bảo quản dược liệu được lâu và vẫn giữ được chất lượng của dược liệu thì quá trình phơi sấy dược liệu phải làm cho dược liệu khô dần tới độ thủy phân an toàn. Việc phơi sấy dược liệu còn phụ thuộc vào số lượng, loại dược liệu, điều kiện phương tiện,… Tuy nhiên sẽ có một số điểm chung về cách phơi như sau:

Có 4 cách phơi:

Phơi nắng trên sân: Yêu cầu sân phơi phải sạch sẽ, khi phơi phải tãi mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu chóng khô và khô đều. Đây là phương pháp thông dụng vì có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu và rẻ tiền.

Cách phơi sấy dược liệu

Cách phơi sấy dược liệu

Phơi trong bóng râm: Thường áp dụng đốt ỵới dược liệu dễ biến màu, dễ hỏng hoạt chất, dược liệu có tinh dầu… Tùy từng loại dược liệu mà có thể tiến hành bằng cách dựng trong bóng râm hay bó thành từng bó nhỏ treo trên dây chăng trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để dược liệu khô dần.

Phơi trên giàn: Thường áp dụng cho các dược liệu quý hiếm, dược liệu mỏng manh (hoa) và với số lượng ít. Khi phơi phải tãi mỏng dược liệu trên các sàng hoặc khay rồi đặt lên giá để phơi

Phơi tránh bụi,ruồi nhặng: Dược liệu thờng được phơi trên giàn cao và phải dùng vải màn thưa để che đậy. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dược liệu có đường hay có mùi vị hấp dẫn đối với côn trùng (long nhãn, thục địa…).

Kỹ thuật sấy dược liệu

Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Nói chung thì nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 – 70 0C, và chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần:

Giai đoạn đầu sấy Ở 40 – 50oC

Giai đoạn giữa sấy Ở 50 – 60oC.

Giai đoạn cuối sấy Ở 60 – 70oC.

Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40oC.

Dược liệu

Dược liệu

Những yếu tố ảnh hướng đến bảo quản dược liệu:

Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là tác  nhân chính có ảnh hưởng xàu đến chất lượng dược liệu. Độ ẩm quá cao hay quá tháp đều có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hoặc hư hỏng dược liệu (đặc biệt là độ ẩm quá cao). Độ ẩm cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu mọt, nấm mốc phát triển làm phân hủy dược liệu, làm thay đổi thành phần hoạt chất và làm thay đổi  màu sắc dược liệu… Vì vậy chất lượng dược liệu sẽ bị giảm dần theo thời gian bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản từng loại dược liệu đòi hỏi rất khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu và thực tế cho thay, độ ẩm chung phù hợp với yêu cầu bảo quản dược liệu thường từ 60 – 65%. Để khắc phục độ ẩm cao, cần phải xây dựng nhà kho đúng quy cách và có đủ các thiết bị cần thiết  để chủ động hạ tháp độ ẩm khi cần. Dược liệu trước khi nhập kho phải đạt tiêu chuẩn và có độ thủy phân an toàn cho từng loại (hạt là 8 – l0%; hoa, lá, vỏ cây là 10 – 12%; rễ và
dược liệu Có đường là 12 – 15%…). Cần có kế hoạch đảo kho theo định kỳ, phơi sấy, thông gió khi cần thiết. Bao bì đóng gói phải đảm bảo, các dược liệu quý (nhân sâm) cần bọc giấy chống ẩm, bảo quản trong thùng kín, có chất hút ấm (vôi sống, silicagel…) để chống âm mốc.

Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25o C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu trong dược liệu bay hơi; chất béo dễ bị biến chất; dược liệu có đường bị lên men. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn, nhiều hoạt chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân; nấm mốc, sâu bọ cũng sinh sản và phát triển nhanh hơn. Tạt cả những hiện tượng trên đều dẫn đến kết quả là chất lượng dược liệu sẽ bị giảm sút. Để hạn chế tác hại của nhiệt độ cao, kho chứa dược liệu phải đúng quy cách, thông thoáng. Nếu có điều kiện thì trang bị các thiết bị điều hòa nhiệt độ cho kho. Cần phải có kế hoạch đảo kho và thông gió khi cần thiết.

Nấm mốc

Nấm mốc rất dễ xâm nhập và phát sinh, phát triển trên dược liệu khi có điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ cùng với độc tố của nấm mốc thải ra sẽ làm giảm chất lượng dược liệu một cách trầm trọng, thậm chí còn gây hư hại hang loạt Vì vậy, cần thường xuyên quan tâm để phát hiện phòng ngừa nấm mốc. Nếu dược liệu mới chớm mốc phải tách riêng, xử lý ngay và có kế hoạch sử dụng sớm.

Côn trùng
Tất cả các loài côn trùng có thể lẫn vào dược liệu ngay từ khi thu hái. Từ đó chúng phát sinh, phát triển và ăn hại dược liệu. Vì vậy, phải tiến hành phòng trừ ngay trước khi nhập kho. Trong quá trình bảo quản, cần kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có sâu, mọt phải xử lý ngay bằng phương pháp thí.ch hợp như: phơi, sấy, xông sinh, xông cloropicrin.. cần có kế hoạch phân loại và bảo quản lài dược liệu theo định kỳ. Đặc biệt, phải tiến hành phòng, diệt mối đối với kho bảo quản dược liệu. Phòng mối bằng cách kê cao, xếp dược liệu xa tường và trần nhà; nếu phát hiện có mối phải tiêu diệt ngay bằng thuốc chống mối hay bằng các phương pháp thích hợp hiệu quả.

Bao bì đóng gói
Dược liệu có đặc điểm là cồng kềnh, số lượng lớn nên rất khó khăn cho công tác đóng gói. Vì vậy, phải lựa chọn đồ đóng gói dược liệu thích hợp với từng loại. Đồ bao gói phải đảm bảocác yêu cầu kỹ thuật của ngành Dược. Bao bì không sạch hoặc ẩm sẽ .là điều kiện cho nấm mốc, sâu mọt phát triển; nếu đóng gói sơ sài thì trong quá trình vận chuyển, đảo kho thì dược liệu trong bao gói dễ bị vụn nát, giảm
phẩm chất, hư hao… Vì vậy, nên chọn đồ bao gói phù hợp với từng loại dược liệu và tiến hành đóng gói đúng quy cách:

Thời gian bảo quản
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như đã nêu trên, chất lượng dược liệu còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản. Cũng như các loại hàng hóa khác, dược liệu cũng có tuổi thọ nhất định. Mặc dù được bảo quản  rất tốt nhưng nếu thời gian bảo quản quá lâu thì dược liệu cũng vẫn bị giảm chất lượng. Vì vậy nên có kế hoạch mua, bán .và sử dụng dược liệu hợp lý, tránh để dược liệu quá hạn gây lãng phí và thiệt hại về mặt kinh tế.

Các bạn quan tâm đến ngành dược có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Dược theo địa chỉ dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược

ĐT: 0972.938.849  (  ) |  (  )

Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com

tu-van-tuyen-sinh