HỌC CAO ĐẲNG DƯỢC RA TRƯỜNG KHÔNG BÁN THUỐC THÌ LÀM GÌ?

Có phải học Dược sĩ ra là chỉ để bán thuốc? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn quan tâm, và ban tư vấn tuyển sinh của trường thường xuyên nhận được. Nhiều bạn đăng kí học ngành Dược, và được gia đình hướng cho học ngành Dược , họ cũng chỉ nghĩ là sau này ra trường sẽ đi làm ở nhà thuốc bán thuốc.

Tuy nhiên đa số mọi người không hề biết rằng: Dược sĩ sau khi ra trường sẽ làm rất nhiều công việc. Từ khâu nghiên cứu ra một viên thuốc đến khi viên thuốc được đến với người bệnh, một vòng đời của viên thuốc chính là công việc đa dạng mà một người Dược sĩ có thể làm.

>> Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược 2018

>> Xét tuyển cao đẳng điều dưỡng 2018

 Việc lựa chọn công việc còn tùy thuộc vào khả năng, thế mạnh của từng người:

  • Dược sĩ – nuôi trồng dược liệu:

Dược liệu ( nguyên liệu sản xuất thuốc): đây là khâu đầu tiên cũng là cốt lõi của sản xuất thuốc. Chất lượng của thuốc phụ thuộc vào chất lượng của dược liệu.  Dược liệu bao gồm thực vật, động vật và các loại khoáng chất, trong đó, dược liệu từ thực vật, động vật đang được quan tâm, chú trọng phát triển nhất hiện nay. Do đó, “nuôi trồng dược liệu là khâu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất thuốc. Việc chăm sóc và nuôi trồng dược liệu cần phải có những dược sĩ có trình độ chuyên môn để đảm bảo dược liệu được nuôi trồng khoa học, đúng cách.

  • Dược sĩ – nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc:

Nghiên cứu thuốc là công đoạn nghiên cứu, phát triển một sản phẩm thuốc, , đặc biệt là sản phẩm đó phải mang lại hiệu quả điều trị cao. Ở vị trí này, các bạn có thể làm việc cho các trung tâm nghiên cứu thuốc mới của cơ quan nhà nước, của các bệnh viện, trường đại học lớn, hay làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc.

cao-dang-y-duoc-09

Kiểm nghiệm thuốc: Đây là giai đoạn giữa của vòng đời một viên thuốc. Những dược sĩ làm việc ở giai đoạn này thường được gọi là kiểm nghiệm viên. Các bạn có thể làm việc cho các xí nghiệp, công ty sản xuất, các cơ sở y tế… với nhiệm vụ kiểm nghiệm sản phẩm thuốc, nghiên cứu các phản ứng có lợi, các phản ứng phụ có thể xảy ra của thuốc xem có đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Y tế hay không.

  • Dược sĩ – bào chế, sản xuất thuốc:

Sau khi nghiên cứu ra công thức thuốc, thuốc sẽ được bào chế, sản xuất thử nghiệm. Các bạn làm việc cho các công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc,…

  • Dược sĩ – kinh doanh, phân phối thuốc:

Dược sĩ là người trực tiếp tham gia vào quá trình lưu thông sản phẩm thuốc trên thị trường hay còn gọi là nghề Trình Dược viên.

Người Trình Dược viên chính là người phân loại quảng bá các sản phẩm thuốc đến với đại lý nhà phân phối thuốc. Từ đó viên thuốc mới được đến với người bệnh.

Như vậy đứng quầy thuốc, bán thuốc chỉ là 1 công việc trong hệ thống các công việc mà khi các bạn học xong Cao đẳng Dược có thể làm. Nếu không bán thuốc, thì các bạn còn có thể làm được rất nhiều các công việc khác. Do đó, các bạn có thể yên tâm tiếp tục theo đuổi niềm đam mê ngành Dược.

Văn phòng tuyển sinh khoa Y dược

Điện thoại: 0972.938.849 ||

Website: https://caodangyduochanoi.edu.vn/

tu-van-tuyen-sinh