Thực hành điều dưỡng – hướng dẫn kỹ thuật tiêm bắp
Bài thực hành điều dưỡng – kỹ thuật tiêm bắp cho các bạn sinh viên điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Dược chuẩn bị cho bài thực hành tiếp theo như sau:
Khái niệm tiêm bắp
– Tiêm bắp thịt là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt của bệnh nhân.
– Thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da.
– Cơ được tưới máu nhiều và luôn luôn co bóp, quá trình hấp thu thuốc tại bắp thịt nhanh hơn ở mô liên kết dưới da. Cảm giác đau tại cơ không nhạy bằng mô dưới da nên có thể tiêm vào bắp thịt những thuốc kích thích mạnh như penicillin, streptomycin, quinin, emetin, huyết thanh chữa bệnh hoặc máu cũng có thể tiêm vào bắp thịt.
Chỉ định
Có thể tiêm vào bắp thịt nhiều loại dung dịch đẳng trương khác nhau như:
– Ete, quinin.
– Dầu: lâu tan, dễ gây đau.
– Dung dịch keo, muối bạc, muối thủy ngân, kháng sinh, hormon… chậm tan, gây đau nên phải tiêm bắp thịt.
– Về nguyên tắc, tất cả các loại thuốc tiêm được vào mô liên kết dưới da đều có thể tiêm bắp thịt được trừ cafein.
– Một số thuốc không nên hay không được tiêm vào tĩnh mạch mà muốn có hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da.
– Thuốc dễ kích thích khi tiêm dưới da, hấp thu chậm.
– Da nứt nẻ tiêm dưới da không có chỉ định.
Chống chỉ định
Những thuốc gây hoại tử tổ chức: calci clorua, uuabain..
Chuẩn bị người bệnh
+ Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
+ Động viên giải thích cho người bệnh hiểu và hợp trong trong quá trình chúng ta tiến hành thủ thuật.
Chuẩn bị người điều dưỡng
+ Người điều dưỡng có đủ mũ áo khẩu trang, đeo card.
+ Rửa tay thường quy.
Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn
– Bơm tiêm
+ Có nhiều loại: thuỷ tinh, nhựa
+ Nhiều cỡ khác nhau: 5ml, 10ml, 20ml,50ml để phù hợp với lượng thuốc và yêu cầu của từng loại tiêm.
+ Cấu tạo: Vỏ bơm tiêm (có đầu bơm tiêm = ambu), ruột bơm tiêm
– Kim tiêm:
+ Làm bằng thép không gỉ có nhiều cỡ tuỳ theo thuốc vào vị trí tiêm
+ Kim rỗng ở giữa, đầu vát nhọn và sắc
+ Cấu tạo: Mũi kim, thân kim, đốc kim
+ Tiêm bắp thịt:
. Kim dài 40 – 80mm
. Đường kính 7/10mm – 10/10mm
. Mũi vát dài
+ Tiêm tĩnh mạch
. Kim dài 25mm – 30mm
. Đường kính 6/10mm – 7/10mm
. Mũi vát ngắn
– Kẹp Kocher có mấu để ghắp bơm kim tiêm vô khuẩn
– Găng tay
Dụng cụ sạch:
– Lọ (ống trụ) cắm panh
– 1 kẹp Kocher không mấu để ghắp bông
– Dung dịch sát khuẩn: cồn 70 độ, cồn Iôt loãng
– Cốc (hộp) đựng bông
– Hộp phòng chống shock (hộp thuốc cấp cứu)
– Gối kê tay, dây garo để tiêm tĩnh mạch
– Sổ tiêm, phiếu chăm sóc
– Dao cưa
Dụng cụ khác
– Hộp đựng vật sắc nhọn
– Xô đựng rác thải y tế
– Xô đựng rác thải sinh hoạt
Thuốc tiêm: Thuốc đóng trong lọ vô khuẩn dưới dạng dung dịch, bột
Lưu ý: Bước chuẩn bị trên có thể áp dụng cả tiêm tĩnh mạch
TƯ THẾ BỆNH NHÂN
Tiêm mông
Để bệnh nhân nằm sấp hoặc ngồi trên ghế tựa mặt quay vào lưng ghế, 2 tay ôm lấy lưng ghế, phần mông còn lại lộ ra là vị trí tiêm.
Tiêm ở đùi
Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, duỗi chân thoải mái.
Tiêm ở cánh tay
Bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên ghế, tay tiêm thuốc chống vào hông.
Trẻ em phải có người giữ, trước khi tiêm nên đi đại tiểu tiện đề phòng trẻ sợ phóng uế trong khi tiêm.
THỰC HÀNH KỸ THUẬT
Tiêm vào đùi hoặc cánh tay
– Bộc lộ vùng tiêm: vén tay áo lên đến nách, kéo quần lên đến bẹn.
– Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 70 – 900.
– Tay trái vừa nắm đỡ tay bệnh nhân vừa kéo căng da nơi sắp tiêm.
– Tay phải cầm bơm tiêm đã lắp sẵn kim, để ngửa mũi vát lên trên, chọc kim tiêm chếch 60 – 900 so với mặt da. Trường hợp bệnh nhân là trẻ em hoặc người gầy thì không nên tiêm theo góc 900 vì dễ chạm vào xương.
– Đâm kim nhanh qua da vào cơ ngập 2/3 kim, tay trái buông khỏi da, xoay nhẹ pít tông ngược chiều kim đồng hồ, nếu thấy không có máu ra theo thì bơm thuốc từ từ vào cơ thể bệnh nhân, vừa bơm thuốc vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân.
– Khi bơm hết thuốc, tay trái dùng ngón cái kéo căng da và nhẹ nhàng rút kim nhanh. Kéo chệch da nơi tiêm để thuốc không trào ra theo mũi kim.
– Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng bông tẩm cồn.
Cách xác định vị trí tiêm mông
Góc độ tiêm: từ 60-90o so với mặt da riêng tiêm mông góc độ là 90o so với mặt da
Tư thế:
– Tiêm tay: Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm thoải mái
– Tiêm đùi: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế duỗi chân thoải mái
– Tiêm mông: Người bệnh nằm sấp chân bên tiêm co, chân kia duỗi hoặc ngồi trên ghế tựa mặt quay vào trong ghế hai tay tỳ vào lưng ghế, phần mông còn lại lộ ra tiêm là chắc chắn nhất
Tiến hành
– Xác định vị trí tiêm
– Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc (Tiêm mông sát khuẩn bằng cồn Iôt trước sau đó sát khuẩn lại bằng cồn 700)
– Điều dưỡng sát khuẩn tay bằng cồn 700
– Cầm bơm tiêm để thẳng đứng, mũi vát ngửa lên trên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm, đuổi khí
– Căng da – đâm kim nhanh:
+ Mông:
. Một tay dùng ngón trỏ và ngón cái căng da nơi tiêm
. Tay kia cầm bơm kim tiêm ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa giàn đều trên thân bơm tiêm, ngón áp út giữ đốc kim, đâm kim nhanh một góc 900 so với mặt da ngập 2/3 thân kim
– Rút thử nòng bơm tiêm xem có máu không (nếu có máu thì rút lui kim ra hoặc đâm sâu thêm vào khi nào không có máu ra là được)
– Bơm thuốc từ từ – theo dõi sắc mặt người bệnh
– Khi hết thuốc, một tay căng da, tay kia rút kim nhanh, đồng thời thả tay căng da
– Sát khuẩn lại nơi tiêm
– Giúp người bệnh về tư thế thoải mái và động viên, dặn dò, cám ơn.
– Thu dọn dụng cụ – Rửa tay
– Ghi phiếu chăm sóc
Tai biến, cách đề phòng và xử trí tai biến:
Gãy kim:
– Nguyên nhân: Do người bệnh giẫy giụa
– Đề phòng: Giữ người bệnh tốt, động viên giải thích.
Đâm vào dây thần kinh hông to (thần kinh toạ):
– Nguyên nhân:
+ Xác định vị trí tiêm sai
+ Đâm kim không đúng kỹ thuật
+ Người bệnh nằm ngồi không đúng tư thế
– Đề phòng:
+ Xác định chính xác vị trí tiêm , góc độ tiêm đúng
Tắc mạch:
– Nguyên nhân: Do tiêm thuốc dầu hoặc thuốc sữa vào mạch máu
– Đề phòng: Khi tiêm phải rút thử nòng bơm tiêm xem có máu không?rồi mới được bơm thuốc.
– Xử trí: Báo bác sĩ, thực hiện y lệnh
Áp xe nhiễm khuẩn:
– Nguyên nhân: Không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, do thuốc không tan như tiêm quinin.
– Đề phòng: Thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn
Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu cần thiết.
Mảng mục:
– Nuyên nhân: Do tiêm những chất gây hoại tử mô
– Xử trí:
+ Phát hiện sớm tiêm phong bế novocain
+ Lúc đầu chườm nóng
+ Lúc hoại tử: Có thể phải chích nếu ổ hoại tử lớn
Shock:
– Nguyên nhân: Phản ứng của cơ thể đối với thuốc, tiêm thuốc quá nhanh
– Đề phòng: Tiêm thuốc chậm đồng thời theo dõi sắc mặt người bệnh
– Xử trí:
+ Ngừng tiêm
+ Ủ ấm
+ Báo bác sĩ, thực hiện y lệnh
Các bạn muốn học điều dưỡng hãy đăng ký xét tuyển cao đẳng điều dưỡng – trường cao đẳng Dược theo địa chỉ sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Văn phòng khoa Y Dược Cao đẳng Y Dược
ĐT: 0972.938.849 ( ) | ( )
Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com