Thuốc vườn nhà: Cây nha đam
Lô hội, hay Nha đam, Long tu (có nơi gọi là lưu hội, long thủ…) là tên gọi các loài cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Lô hội có tất cả gần 300 loài trên thế giới với những tên gọi khác nhau. Ở nước ta, cây nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.
>>Trải lòng của một sinh viên học ngành Y
>>Y đức của người thầy thuốc Việt Nam
Công dụng của cây nha đam:
Kháng khuẩn
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nhựa nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, và thông tiểu. Nhựa nha đam làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Nhựa nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt).
Nhuận tràng
Thời xa xưa từ con người đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của nha đam.
- Liều thấp: 20–50 mg nhựa lô hội khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100 mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
- Liều cao: 200–500 mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Trị viêm loét dạ dày
Uống nhựa tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400 mg gel tươi/ngày).
Trị bệnh ngoài da
Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi nhựa tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn…
Trị mụn[
Mỗi ngày dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
Thực phẩm
Trong thực phẩm, lá nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá nha đam để nấu canh. Ngoài ra nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
Làm đẹp
Do những đặc tính kỳ diệu trên, các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ nhựa Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da do PH của gel nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ axít của da.
Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách thì cây nha đam rất độc
Ngay dưới phần vỏ lá có một lớp nhựa vàng (chiếm tới 16-20%). Chất nhựa vàng này chứa chất hoá học tự nhiên có tên aloin. Aloin là một dạng anthraquinone glycoside có thể gây kích ứng da.
Phần nhựa nha đam cũng có tính năng nhuận tràng nhưng cũng có thể gây hại cho ruột. Sử dụng không đúng cách có thể làm suy giảm mạnh chất điện giải.
Sử dụng nhựa nha đam qua đường miệng có thể không an toàn ở bất cứ liều lượng nào. Nhựa nha đam có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày hay co thắt.
Sử dụng nhựa nha đam trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy, các vấn đề về thận, máu trong nước tiểu, thiếu kali, suy yếu cơ, sút cân và rối loạn nhịp tim.
Nguy hiểm hơn, nếu liên tục”ăn phải” 1g nhựa nha đam /ngày trong nhiều ngày liền có thể gây nguy hiểm chết người vì tiêu chảy, mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, loạn tim, mạch đập chậm…
Riêng những người nhạy cảm với nha đam, có thể sẽ gặp các vấn đề về gan.