60% câu hỏi của đề thi là kiến thức cơ bản

Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia sắp tới đây, sẽ có khoảng 60% câu hỏi của đề thi là kiến thức cơ bản – Thông tin từ cục khảo thí và kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT.

Theo PGS.TS Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, trong mỗi đề thi của các môn thi thành phần và của các bài thi độc lập, các câu hỏi sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh khi làm bài thi. Đề thi sẽ có các câu hỏi ở mức độ cơ bản (ít nhất 60%) phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và các câu hỏi còn lại đáp ứng mục tiêu phân hóa ở các mức độ khác nhau để phục vụ mục tiêu xét tuyển sinh vào hệ thống các trường ĐH, CĐ.

Đồng thời, cấu trúc đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố (qua các đề minh họa, đề thi thử nghiệm, đề thi tham khảo, làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi).

60 cau hoi cua de thi la kien thuc co ban

Cũng theo ông Trinh, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi này tại các địa phương cũng được rà soát, kiểm tra để đảm bảo khách quan trong khâu tổ chức. Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi ở nhiều địa phương. Kết quả cho thấy các địa phương đều có phương án chuẩn bị rất chi tiết, cẩn thận, nhất là trong công tác in sao đề thi, xem đây là khâu rất quan trọng quyết định đến thành công của kỳ thi năm nay.

Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn kỹ nghiệp vụ in sao đề thi cho các . Trong đó, Bộ đã hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ về yêu cầu kỹ thuật đối với các máy móc, thiết bị, đặc biệt nhấn mạnh quy trình in sao, đóng gói, bảo mật đề thi. Bộ cũng đã gửi công văn hướng dẫn các xây dựng kế hoạch và quy trình in sao đề thi báo cáo Bộ trước khi triển khai thực hiện.

Đặc biệt, để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo kết quả thi chính xác, khách quan, nên dù là việc tổ chức thi do các Sở GD- ĐT địa phương đảm nhận nhưng các trường ĐH, CĐ sẽ tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương. Ở khâu coi thi, trong mỗi phòng thi sẽ có một cán bộ là giáo viên THPT của tỉnh và một cán bộ giảng viên ĐH, CĐ làm giám thị.

Tại mỗi điểm thi sẽ có một cán bộ đến từ trường ĐH, CĐ làm Phó trưởng điểm thi. Lãnh đạo trường ĐH, CĐ sư phạm tham gia làm Phó trưởng Ban chấm thi; cán bộ, giảng viên của các trường sẽ tham gia chấm thi. “Giải pháp chỉ đạo của Bộ là tăng cường phối hợp đi liền với phân cấp, gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, . Bên cạnh đó, công tác thanh tra sẽ được tăng cường, tất cả các vi phạm quy chế thi đều sẽ được xử lý nghiêm, đủ sức răn đe theo quy định của Quy chế và pháp luật hiện hành”- ông Trinh nhấn mạnh.

tu-van-tuyen-sinh