Rối loạn tâm lý mùa thi và những cách xử lý
>> 5 phương pháp học tập hiệu quả cho thí sinh
>> Cách giảm áp lực thi cử cho thí sinh trong kì thi THPT quốc gia năm 2017
Đứng trước mỗi kì thi quan trọng, nhiều thí sinh do lo lắng, áp lực quá nên rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý trước và trong mùa thi. Vậy biểu hiện của việc rối loạn tâm lý đó và cách xử lý ra sao ?
Bài viết này, Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y- trường cao đẳng Dược địa chỉ – – sẽ giúp các bậc phụ huynh và các bạn thí sinh nhận biết các triệu chứng tâm lý và cách xử lý chúng.
Trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh về tâm lý. Khi con người bị căng thẳng hay có những chuyện gây sốc về tinh thần cao thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm. Có thể do di truyền, do ảnh hưởng của các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não.
Đối với các bạn học sinh, bệnh trầm cảm xảy ra khi các bạn bị mất cân bằng về tâm lý bởi các bạn luôn trong trạng thái căng thẳng kéo dài. Rơi vào trạng thái trầm cảm, các bạn sẽ cảm thấy buồn chán, lo lắng, căng thẳng, không hy vọng gì vào tương lai, kém tập trung và chú ý, ăn uống cảm thấy không ngon miệng, nghĩ đến cái chết…
Cách xử lý bệnh trầm cảm
Mỗi người mắc bệnh trầm cảm từ những nguyên nhân khác nhau bởi do nhiều hoàn cảnh khác nhau. Do vậy mà ở mỗi hoàn cảnh chúng ta lại có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên có những điểm chung mà chúng ta nên áp dụng để xử lý bệnh trầm cảm như: Cười thật nhiều, giữ tinh thần luôn luôn thoải mái và lạc quan, tìm kiếm và xây dựng cho bản thân một mục tiêu sống và phấn đấu rõ ràng, tránh để bản thân rơi vào trạng thái áp lực và lo lắng quá.
Các bạn học sinh nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh áp lực học tập và thi cử quá nhiều để không rơi vào trạng thái trầm cảm trước và trong khi thi.
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao. Bệnh thường kết hợp với nhiều triệu chứng rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống… Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một sự kiện hay tình huống sắp xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại kéo dài và gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.
Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu là bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên, vã mồ hôi, run chân tay, cảm xúc không ổn định, khóc lóc, lo lắng và phản ứng căng thẳng trước những sự việc thường nhật.
Đối với các bạn học sinh, biểu hiện của chứng rối loạn lo âu là sự chậm chạp, thường xuyên nghỉ học, ít tham gia vào các hoạt động giao lưu bạn bè ở lớp.
Cách xử lý rối loạn lo âu
Cũng như các chứng rối loạn tâm lý khác, việc điều trị rối loạn lo âu bao gồm hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và sử dụng các liệu pháp tâm lý như: liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn tâm lý, thư giãn. Ở các liệu pháp này, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập thả lỏng cơ thể kết hợp với tập thở khí công.
Để phòng và điều trị chứng rối loạn lo âu, mỗi bạn học sinh nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sau mỗi giờ học tập và thi cử vất vả. Chủ động tìm kiếm cho mình sự hài hước, vui vẻ và sự chia sẻ cảm xúc. Các bạn nên xây dựng chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý và khoa học để giảm bớt áp lúc học hành. Khi rơi vào trạng thái mất cân bằng, các bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân. Ngoài ra, bản thân mỗi bạn cũng nên tự tìm ra cách để lấy lại sự cân bằng tinh thần, đưa cuộc sống của bản thân trở về trạng thái ổn định bình thường. Gia đình nên quan tâm, gần gũi với con em mình để con có trạng thái tinh thần học tập tốt, thi cử đạt kết quả cao.
Chúc các bạn thành công!
Mọi chi tiết liên hệ:
Văn phòng tuyển sinh khoa Y-Dược
: – –
ĐT: 0972.938.849 ( ) || ( )
Email: p.tuyensinh.daotao@gmail.com